Nội dung chính
Thị trường thương mại điện tử tại một vài nước khu vực Đông Nam Á (Phần 1)

Thị trường thương mại điện tử tại một vài nước khu vực Đông Nam Á (Phần 1)

Công nghệ kỹ thuật số liên tục thay đổi cách các nhà sản xuất, nhà cung cấp và người tiêu dùng trên toàn thế giới kết nối và giao dịch với nhau. Với sự phát triển nhanh chóng của thị trường thương mại điện tử toàn cầu, việc cập nhật xu hướng và thông tin mới nhất đang hình thành trong ngành này là rất quan trọng.
Bài viết dưới đây được trích ra từ “Global e-commerce trends report” được thực hiện bởi J.P.Morgan, sẽ cung cấp một vài phân tích về các xu hướng thương mại điện tử mới nhất và cung cấp thông tin quý giá cho các doanh nghiệp muốn đi đầu trong thị trường liên tục vận động này.

Thái Lan

Tổng quan

  • Từ xuất phát điểm rất thấp, thị trường thương mại điện tử của Thái Lan đã có tăng trưởng đáng kể trong năm qua. Các chuyên gia thương mại điện tử toàn cầu như Trung Quốc và Mỹ đang chú ý và bắt đầu đầu tư vào lĩnh vực logistics marketing để tiếp cận thêm nhiều khách hàng tại đây.
  • Các sự kiện mua sắm quan trọng thường tập trung vào các dịp như Lễ hội Songkran (tháng 4), Thailand Grand Sale (từ tháng 7 – tháng 9), sự kiện Siêu sale 9/9 và Black Friday/Cyber Monday.
  • Văn hóa “lướt mạng” của người dân Thái được mang đặc trưng của các phương tiện truyền thông xã hội dựa trên trò chuyện. Cung cấp một hệ sinh thái toàn diện nơi khách hàng có thể duyệt, trò chuyện, mua sắm và nhận tư vấn là điều quan trọng. Đây là một cách khéo léo để thỏa mãn các khách hàng sành sỏi, những người dành 2.5 giờ mỗi ngày trên các nền tảng mạng xã hội.
Văn hóa “lướt mạng” của người dân Thái được mang đặc trưng của các phương tiện truyền thông xã hội dựa trên trò chuyện.

Sau nhiều năm tăng trưởng khiêm tốn, năm 2020 đánh dấu bước nhảy vọt hai con số của doanh thu bán hàng trực tuyến

Trước đại dịch COVID-19, thị trường thương mại điện tử dành cho người tiêu dùng trị giá 32.9 tỷ USD của Thái Lan đã tăng trưởng với tốc độ chậm hơn nhiều so với nhiều đối tác ở Đông Nam Á, với mức tăng trưởng thấp ở mức một con số kể từ năm 2017. Tuy nhiên, đại dịch toàn cầu đã thúc đẩy sự chuyển dịch lớn sang chi tiêu trực tuyến, và thương mại điện tử tăng trưởng 19% vào năm 2020, khởi động một thói quen mua sắm có thể duy trì trong tương lai.
Hiện tại, chỉ có 48% dân số thực hiện mua sắm trực tuyến, do đó ngành thương mại điện tử chiếm tỷ trọng tiêu thụ bán lẻ tương đối nhỏ, chỉ khoảng 8%. Khi cơ sở hạ tầng vật lý và hạ tầng số được cải thiện, à nhiều công dân chuyển sang mua sắm trực tuyến, thương mại điện tử dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức tốc độ tăng trưởng gộp hàng năm (CAGR) là 7.4% tính đến năm 2024.
Ở Thái Lan, thương mại di động đã thúc đẩy tăng trưởng thương mại điện tử ở mức hai con số vào năm 2020.
Thái Lan là một trong những nước dẫn đầu thế giới về thương mại di độngthương mại mạng xã hội. Quốc gia này là một trong những quốc gia có tỷ lệ thương mại di động cao nhất trong số tất cả các nước được đề cập trong báo cáo “Global E-commerce Trends” của WorldLine Technology, khoảng 75% doanh số bán hàng đã hoàn thành, tạo ra một thị trường trị giá 24,8 tỷ USD. Tăng trưởng thương mại di động dự kiến sẽ tiếp tục với tốc độ tăng trưởng gộp hàng năm là 11,4% đến năm 2024.
Vốn là một quốc gia có lượng người sử dụng mạng xã hội lớn và là quốc gia sớm chấp nhận thương mại mạng xã hội, hoạt động mua sắm trên mạng xã hội của Thái Lan chỉ tăng tốc vào năm 2020 với 56% người tiêu dùng Thái Lan chi tiêu nhiều hơn thông qua thương mại mạng xã hội trong thời kỳ đại dịch. Ba trang web mua sắm hàng đầu là Facebook (58%), trang web phổ biến trong nước Line (35%) và Instagram (21%).
Khoảng một phần ba tổng khối lượng thương mại điện tử của Thái Lan là đến từ “ngoại biên”, dẫn đầu là nhu cầu đối với các sản phẩm của Trung Quốc

Cung cấp nhiều tùy chọn thanh toán để đáp ứng nhu cầu thanh toán đa dạng của người dân Thái Lan

Hiện tại, các tùy chọn thanh toán trực tuyến được phân chia khá đồng đều trên các phương thức khác nhau, nghĩa là người bán phải có khả năng đáp ứng nhiều tùy chọn thanh toán. Thẻchuyển khoản ngân hàng là những lựa chọn được sử dụng nhiều nhất, với thị phần lần lượt là 26% và 27%. Tiền mặt (20%) và ví điện tử (19%) là những phương thức phổ biến tiếp theo. TrueMoneyPayPal là 2 thương hiệu ví điện tử chủ chốt.
Với tỷ lệ người dân sử dụng tài khoản ngân hàng cao (92% dân số có tài khoản) và khả năng liên kết ví điện tử để mua ngay thanh toán sau với tài khoản ngân hàng, hình thức chuyển khoản ngân hàng dự kiến sẽ được sử dụng nhiều hơn vào năm 2024, dẫn đầu mạnh mẽ hơn với 32% thị phần khi tiền mặt và thẻ tín dụng suy giảm nhẹ.
Thẻ và chuyển khoản ngân hàng là những lựa chọn được sử dụng nhiều nhất.

Thương mại xuyên biên giới được các “ông lớn” trong ngành thương mại điện tử hậu thuẫn thiết lập các tuyến vận chuyển mới.

Thị trường thương mại điện tử xuyên biên giới Thái Lan trị giá 10,6 tỷ USD chiếm gần một phần ba (32%) tổng thương mại điện tử ở Thái Lan, với một nửa (50%) tổng số người tiêu dùng trực tuyến đã mua hàng từ nước ngoài. Trung Quốc, Nhật BảnHoa Kỳ là ba thị trường mua sắm hàng đầu của người dân Thái.
Để nắm bắt nhu cầu của người Thái Lan đối với các sản phẩm của Trung Quốc, vào năm 2021, nhà bán lẻ thương mại điện tử khổng lồ của Trung Quốc là JD.com đã triển khai một tuyến bay vận chuyển hàng hóa chuyên dụng giữa Trung Quốc và Thái Lan, cho phép thời gian giao hàng giữa hai nước được rút ngắn còn từ hai đến ba ngày.
Trang thương mại điện tử JD.com của Trung Quốc.
Facebook coi Thái Lan và Việt Nam là những quốc gia dẫn đầu thế giới về thương mại dựa trên trò chuyện, dựa trên khối lượng tin nhắn và dữ liệu được chia sẻ giữa người bán và người tiêu dùng. Là một tiểu ngành quan trọng trong khối ngành thương mại mạng xã hội, trò chuyện thương mại có thể được làm chủ bằng cách tối ưu hóa marketing, bán hàng và dịch vụ khách hàng dựa trên WhatsAppWeChat và có thể là yếu tố quan trọng để tích hợp thành công vào thị trường thương mại điện tử của Thái Lan.

Việt Nam

Tổng quan

Tốc độ tăng trưởng mua sắm trực tuyến đang gia tăng với tốc độ chóng mặt, đưa đến nhiều cơ hội mới cho ngành thương mại điện tử tại Việt Nam.
  • Việt Nam là một trong những thị trường thương mại điện tử phát triển sôi động nhất thế giới. Đây là một trong số ít các quốc gia đạt mức tăng trưởng hai con số ở năm 2020 bất chấp ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Việc chuyển đổi sang mua sắm thực phẩm trực tuyến đang thúc đẩy sự tăng trưởng, cùng với sự tăng trưởng của tầng lớp trung lưu, được dự báo sẽ đạt đến 17 triệu hộ gia đình vào năm 2023.
Việc chuyển đổi sang mua sắm thực phẩm trực tuyến đang thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường thương mại điện tử.
  • Các sự kiện mua sắm giảm giá như 6/6 và 7/7 đang trở thành sự kiện mở lối cho nhiều người bước vào con đường mua sắm trực tuyến tại Việt Nam, đa số mọi người thường thực hiện những giao dịch mua sắm online đầu tiên vào một trong những ngày giảm giá này. Ngoài ra các ứng dụng shopping còn tạo ra trò chơi và phần thưởng để kích thích người mua mới.
  • Các nhóm mua hàng trên các kênh mạng xã hội đang gia tăng ở Việt Nam, đặc biệt là ở khu vực nông thôn và các thành phố nhỏ – nơi thời gian giao hàng từ người bán quốc tế/thành phố có thể lâu hơn bình thường. Các công ty khởi nghiệp như Mio cung cấp mạng lưới đại lý bán lẻ gồm các đại lý giao đơn đặt hàng theo nhóm cho người dân địa phương trong vòng 24h, đảm bảo cung cấp dịch vụ một cách tốc độ, tiện lợi và chăm sóc khách hàng dựa trên mạng xã hội địa phương.
Thời gian giao hàng từ người bán quốc tế/thành phố lâu hơn bình thường

Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng danh số ngành thương mại điện tử lên TOP đầu thế giới

Hiện tại, thương mại điện tử chỉ chiếm 5,5% tổng mức bán lẻ tại Việt Nam. Nhưng với tốc độ tăng trưởng gộp hàng năm (CAGR) dự kiến là 29,6% đến năm 2024, thị trường thương mại điện tử dành cho người tiêu dùng trị giá 10,6 tỷ USD của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong số tất cả các quốc gia được khảo sát thuộc báo cáo của “Global E-commerce Trends” của WorldLine Technology. Điều này được thúc đẩy bởi lượng lớn tiềm năng chưa được khai thác – gần một nửa (47%) dân số tại vẫn chưa thực hiện chi tiêu online và Việt Nam vẫn là một quốc gia “trẻ” gồm những người dùng smartphone để thực hiện mua sắm và phục vụ đời sống hàng ngày. Độ tuổi trung bình ở Việt Nam chỉ là 31.9 tuổi, với hơn 1/3 dân số dưới 24 tuổi.

Người Việt Nam ưu tiên sử dụng điện thoại di động hơn các thiết bị khác

Với 61% tổng số giao dịch mua sắm online được thực hiện trên thiết bị di động, Việt Nam là doanh nghiệp ưu tiên thiết bị di động cho thị trường thương mại điện tử tiêu dùng với giá trị 6,5 tỷ USD vào năm 2020. 69% giao dịch được thực hiện qua ứng dụng, điều này cho thấy trong quá trình bán hàng, các app di động được ưa chuộng hơn là trình duyệt web. Dự báo trong tương lai, thương mại điện tử thông qua thiết bị di động sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ với tỷ lệ tăng trưởng ấn tượng tới năm 2024 là 40,9% nhờ vào sự gia tăng về số lượng chủ sở hữu smartphone lớn hơn so với máy tính cá nhân. Hiện tại, tỷ lệ người dân sử dụng điện thoại thông minh là khoảng 71,2% cùng với đó là 71,3% tỉ lên người dân tiếp cận internet trên cả nước.
Ngành thương mại điện tử ở Việt Nam được kỳ vọng là sẽ đạt tăng trưởng hàng đầu thế giới nhờ tầng lớp trung lưu ngày càng tăng.

Thẻ và tiền mặt là phương thức thanh toán ưa thích của người dân Việt Nam kể từ khi hệ thống chuyển khoản qua ngân hàng phát triển.

Thẻ là phương thức thanh toán trực tuyến được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam với 30% thị phần. Trong đó thanh toán sau khi nhận hàng vẫn là phương thức thanh toán chính (chiếm 27% thị phần), đây có thể là vấn đề cản trở cho các doanh nghiệp nước ngoài. Điều này là do phần lớn dân số Việt Nam không có tài khoản ngân hàng, chỉ khoảng 38,3% dân số hiện nay sở hữu tài khoản ngân hàng.
Thanh toán sau khi nhận hàng là phương thức thanh toán chính (chiếm 27% thị phần).
Sau khi có thêm nhiều người dân mở tài khoản, dự kiến phương thức chuyển khoản ngân hàng sẽ tăng lên và chiếm 32% thị phần vào năm 2024. Thị trường mua bán nhận hàng rồi trả tiền cũng được dự báo sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 36,5% vào khoảng giữa 2021 và 2028.
Sức ép về tài chính cho đại dịch COVID-19 gây ra được cho là đã thúc đẩy việc sử dụng phương thức tín dụng ngắn hạn.

Các giao dịch mua bán xuyên biên giới tại Việt Nam chủ yếu đến từ Mỹ và Trung Quốc

Khoảng 42% người mua sắm online tại Việt Nam đã thực hiện mua hàng từ nhà bán hàng bên ngoài biên giới quốc gia, tạo nên một thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế. Các giao dịch xuyên biên giới chiếm một phần lớn trong tổng thể ngành thương mại điện tử ở Việt Nam với 38%. Người tiêu dùng hiện nay không đơn thuần là tìm kiếm sản phẩm trong nội địa nữa, họ có xu hướng tìm mua thêm tại nước ngoài để có thêm nhiều sự lựa chọn, phổ biến là Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản.
Nhà bán hàng phải cung cấp một danh sách đóng gói sản phẩm và hóa đơn thương mại để được thông quan hải quan. Thuế nhập khẩu thường dao động từ 5% – 30% tùy theo loại sản phẩm. Các ngày cuối tuần và ngày lễ là những ngày không làm việc, có thể làm chậm quá trình vận chuẩn hàng hóa.
Thuế nhập khẩu thường dao động từ 5% – 30% tùy theo loại sản phẩm.

Chính phủ đang có kế hoạch thắt chặt quy định về Thuế đối với các nhà bán hàng trên các nền tảng tương mại điện tử

Chính phủ Việt Nam dự kiến sẽ áp dụng các quy định mới về thương mại điện tử từ năm 2022, yêu cầu các nền tảng này phải kết nối với các cơ quan quản lý thuế để theo dõi và nộp thuế. Đã có nhiều phản ánh gay gắt về việc, các nhà bán hàng trên các nền tảng thương mại điện tử không khai và nộp thuế cho Nhà Nước mặc dù có tốc độ tăng trưởng lớn và doanh thu bán hàng tăng. Trong khi dự luật đề xuất vấp phải sự chỉ trích từ các nhà cung cấp nền tảng thương mại điện tử, chính phủ đang có kế hoạch bắt đầu áp dụng các quy tắc mới và yêu cầu các nền tảng cung cấp thông tin về người bán, sản phẩm và doanh thu của họ từ tháng 10/2021.
Thị trường TMĐT tại 4 nước thuộc Đông Nam Á.

Trong đó: 

  • TMDĐ: Thương mại di động
  • CAGR: Tốc độ tăng trưởng gộp hàng năm
Mega Digital

Mega Digital

Có tất cả về Digital Marketing

Bài viết mới nhất

Đăng ký nhận những thông tin mới nhất từ Megadigital

Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors