Nội dung chính
Thị trường thương mại điện tử tại một số nước khu vực Đông Nam Á (Phần 2)

Thị trường thương mại điện tử tại một số nước khu vực Đông Nam Á (Phần 2)

Indonesia

Tổng quan

Indonesia là một quốc gia đầy tiềm năng nhưng vẫn đang trong quá trình thiết lập các nền tảng thương mại điện tử.
  • Indonesia là một quốc gia trẻ với dân số lớn thứ tư trên thế giới. Mặc dù thương mại điện tử tụt hậu so với các quốc gia khác, nhưng khi internet không dây phát triển cùng với tỷ lệ sử dụng smartphone ngày càng tăng, quốc gia này sẽ mang đến nhiều cơ hội thú vị cho các thương gia.
  • Tuy nhiên có những thách thức chính cần vượt qua. Vị trí địa lý của Indonesia khá đặc biệt – khoảng 17.508 hòn đảo gồm thành phố sầm uất cũng như những ngôi nhà nông thôn xa xôi – tạo ra thách thức đối với các nhà bán hàng thương mại điện tử và nhà cung cấp dịch vụ giao hàng. Các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển mới trong nước đang mọc lên và phát triển nhanh chóng, được thúc đẩy bởi các khoản đầu tư từ các đối tác thương mại điện tử.
Indonesia có khoảng 17.508 hòn đảo
  • Hợp tác với một nền tảng thương mại điện tử lớn có kiến thức sâu rộng về thị trường địa phương giúp các nhà bán quốc tế có được lộ trình gia nhập thuận lợi. Tokopedia là trang web phổ biến nhất tính theo lưu lượng truy cập internet hàng tháng, tiếp theo thương mại di động tập chung vào Shopee và nền tảng địa phương Bukalapak.
Trang web của nền tảng Tokopedia

Với một nửa dân số Indonesia vẫn chưa có hành vi mua sắm trực tuyến, dự đoán doanh số bán hàng sẽ đạt được mức tăng trưởng cao

Thị trường thương mại điện tử B2C của Indonesia đã có mức tăng trưởng hai con số nhất quán trong 5 năm qua, dự kiến sẽ tiếp tục với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 13,5% đến năm 2024. Mặc dù dự đoán tăng trưởng là thế, thương mại điện tử vẫn chỉ chiếm 5,4% tổng doanh thu bán lẻ ở Indonesia, và 50% dân số vẫn chưa từng thực hiện mua sắm trực tuyến, việc này cho thấy tiềm năng tăng trưởng dài hạn. Chi tiêu online trung bình hàng năm vẫn thấp, chỉ đạt 155 USD, nhưng dự kiến sẽ tăng trong những năm tới khi người tiêu dùng dần tin tưởng vào thương mại điện tử như một phương thức mua sắm thay thế cho bán lẻ truyền thống, và các nhà bán hàng địa phương chuyển sang bán hàng trực tuyến.

Indonesia đi trước nhiều năm trong lĩnh vực thương mại di động

Với tình trạng thiếu mạng Internet cố định, ổn định và nhanh chóng tại nhà (chỉ có 19,9% tỷ lệ sử dụng vào năm 2020), người Indonesia thích truy cập Internet qua điện thoại thông minh của họ hơn. Điều này có nghĩa là khi nói đến mua sắm trên thiết bị di động, Indonesia đã vượt lên trên các thị trường thương mại điện tử lâu đời hơn. Thương mại di động chiếm 64% thị phần trong tất cả các giao dịch thương mại điện tử, tạo ra thị trường trị giá 13,7 tỷ USD vào năm 2020, dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 20,1% đến năm 2024.
Ứng dụng phổ biến hơn trình duyệt web và được sử dụng cho 78% giao dịch mua hàng trên thiết bị di động. Vì vậy, việc tinh chỉnh ưu đãi dành cho ứng dụng là điều cần thiết để tiếp cận người tiêu dùng Indonesia. Có lẽ do những khó khăn trong việc phân phối đến một số vùng và hải đảo nên thương mại điện tử tích hợp mạng xã hội tại địa phương rất phổ biến, người tiêu dùng mua qua WhatsAppFacebook từ các đại lý địa phương.

Thẻ và chuyển khoản ngân hàng thay thế tiền mặt làm phương thức thanh toán ở Indonesia

Thanh toán bằng thẻ là hình thức phổ biến nhất để thanh toán trực tuyến, được sử dụng trong gần 1/3 (32%) trong tổng số các khoản thanh toán. Chuyển khoản ngân hàng là phương thức được sử dụng nhiều thứ hai, với 29% thị phần. Cả hai phương thức đều có thể liên kết với ví điện tử, mang đến sự tiện lợi khi mua sắm qua điện thoại di động. Là một quốc gia sử dụng tiền mặt là phương tiện chính khi giao dịch, Indonesia có lịch sử lâu đời về thanh toán bằng tiền mặt khi giao hàng. Việc này đã giảm đi đáng kể từ khi thanh toán không tiếp xúc và các phương tiện thanh toán không sử dụng tiền mặt được sử dụng nhiều hơn, đặc biệt là sau đại dịch COVID-19, nhưng tiền mặt vẫn chiếm 17% trong tổng số các giao dịch thanh toán trực tuyến. Gần đây đã có những lời kêu gọi nhà bán hàng tại các nền tảng thương mại điện tử lớn loại bỏ hình thức nhận hàng rồi thu tiền do các công ty vận chuyển bị lạm dụng hoặc được yêu cầu giải quyết các vấn đề về dịch vụ khách hàng.
Ví điện tử có thị phần tương đương với tiền mặt, ở mức 17%. Phổ biến là Paypal của quốc tế và Doku của nội địa.

Những nhà bán hàng sẵn lòng đối mặt với các vấn đề liên quan đến giao thương vượt biên để có thể hưởng lợi từ thị trường không lồ của Indonesia.

Địa lý quần đảo của Indonesia có thể khiến việc giao hàng xuyên biên giới trở nên phức tạp. Ngoài ra, quốc gia này đã thay đổi quy tắc nhập khẩu tối thiểu dành cho doanh nghiệp chuyển sang thương mại điện tử tiêu dùng vào cuối năm 2019, giảm mức miễn thuế từ 75 USD xuống chỉ còn 3 USD cho mỗi lô hàng. Sắp tới, việc hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển và nhập khẩu tại địa phương có thể là lựa chọn tốt nhất cho những nhà bán hàng nước ngoài. Hiện tại, các quốc gia phổ biến nhất mà người dân Indonesia lựa chọn mua sắm là Trung Quốc, Singapore và Hàn Quốc.
Việc áp dụng công nghệ di động gia tăng có thể mang đến một số cơ hội hấp dẫn cho các nhà bán quốc tế tại Indonesia.
Với lượng dân số theo đạo Hồi lớn nhất thế giới, Indonesia có tham vọng trở thành trung tâm thương mại điện tử toàn cầu cho thị trường thời trang dành cho người Hồi giáo, dự đoán là thị trường có trị giá 311 tỷ USD vào năm 2024. Điều này có thể buộc quốc gia này phải cải thiện lĩnh vực logistic, giao và hoàn trả hàng khi sản phẩm được xuất khẩu ra nước ngoài.

Thương mại trên mạng xã hội có tiềm năng to lớn ở Indonesia, nhưng hãy cẩn thận với những cạm bẫy

Người dân Indonesia rất yêu thích mạng xã hội, mỗi công dân dành trung bình 3 giờ 14 phút mỗi ngày cho các nền tảng xã hội. Điều này dẫn đến sự tăng trưởng của thị trường thương mại trên mạng xã hội, dự kiến sẽ đạt 25 tỷ USD vào năm 2022. Tuy nhiên, các nhà bán hàng cần phải nhận thức được rằng người tiêu dùng Indonesia được coi là dễ bị lừa đảo trực tuyến, cần phải làm việc để đảm bảo cho khách hàng về sự an toàn, quy trình và tính minh bạch của trang web. Trong quá khứ, chính phủ đã tạm thời hạn chế truy cập vào các nền tảng xã hội, bao gồm các nền tảng được sử dụng bởi phần lớn các nhà bán hàng như Facebook và WhatsApp, nhằm ngăn chặn sự lan truyền thông tin sai lệch.

Philippines

Tổng quan

Mua sắm online, thanh toán bằng tiền mặt và tốc độ tăng trưởng nhanh chóng xác định xu hướng phát triển ngành thương mại điện tử của Philippines.
  • Philippines là một quốc gia rất trẻ trung – độ tuổi trung bình là 24.1 tuổi, và do đó có rất nhiều người sinh ra và lớn lên trong môi trường kỹ thuật số, là một thế hệ trẻ hiện đại. Mặc dù vậy, quốc gia này còn chậm thích ứng với các hình thức mua sắm trực tuyến. Nhưng điều này dần thay đổi sau đại dịch COVID-19: nhu cầu mua sắm trực tuyến qua các kênh thương mại điện tử ngày càng tăng, người dân ưa chuộng hình thức mua hàng online, hạn chế dùng tiền mặt.
  • Có một cơ hội lớn để tiếp cận người mua sắm Philippines thông qua các phương tiện truyền thông xã hội. 
Philippines có tỷ lệ người dùng mạng xã hội cao nhất thế giới, người dân ở đây dành trung bình 4 giờ đồng hồ mỗi ngày dành cho mạng xã hội, nhiều gấp đôi so với Trung Quốc và Ấn Độ.
  • Tuy nhiên, chính phủ đã tuyên bố rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa phương vẫn đang gặp vấn đề trong việc tiếp cận các công cụ kỹ thuật số và chưa có đủ thiết bị để cung cấp các kênh thương mại điện tử cho người tiêu dùng. Do đó, các nhà đầu tư đang coi đây là một “mảnh đất” cơ hội, các doanh nghiệp bắt đầu dành tài nguyên để đầu tư vào thương mại điện tử ở Philippines.

Doanh số bán hàng trực tuyến tăng đáng kể vào năm 2020, bước ngoặt cho lĩnh vực thương mại điện tử

Thương mại điện tử chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng doanh số bán lẻ ở Philippines – chỉ 2%, tương đương 7.5 tỷ USD, một trong những thị trường thương mại điện tử chiếm thị phần nhỏ trong bản báo cáo của “Global E-commerce Trends”. Tuy nhiên, năm 2020 đã đánh dấu một bước ngoặt trong tăng trưởng mua sắm trực tuyến. Trước đại dịch, doanh số bán hàng đã tăng đều qua từng năm, nhưng với các chỉ thị giãn cách, hạn chế ra khỏi nhà trong đại dịch đã thay đổi dần thói quen mua hàng của người tiêu dùng. Họ đã chuyển qua phương thức mua hàng trực tuyến, doanh thu thương mại điện tử của các doanh nghiệp tăng 25.3%.
Gần 40% dân số hiện đang mua sắm trực tuyến, trung bình mỗi người chi khoảng 176 USD/năm. Trong tương lai, tốc độ tăng trưởng dự kiến sẽ ổn định ở mức tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) vẫn ấn tượng là 15.7% đến năm 2024.
Người tiêu dùng Philippines là những người am hiểu về kỹ thuật số, theo trend công nghệ mới nhưng lại chậm thích ứng với việc mua sắm trực tuyến một cách khó hiểu.

Tỷ lệ hiện tại là 50-50 cho thương mại điện tử trên máy tính và di động sẽ sớm thay đổi

Thương mại di động chiếm một nửa tổng số giao dịch mua sắm trực tuyến ở Philippines, tạo ra thị trường trị giá 3.8 tỷ USD. Doanh số bán hàng qua thiết bị di động dự kiến sẽ tăng với tốc độ tăng trưởng kép hằng năm là 22.7% đến năm 2024, khi thương mại điện tử trở nên quen thuộc hơn với người tiêu dùng và Social Commerce tiếp tục phát triển.
Social Commerce đang phát triển nhanh chóng ở Philippines và các nền tảng địa phương đang dần hình thành, thách thức các đối thủ quốc tế. Người mua sắm ở Philippines thường mua hàng qua livestream 2 lần/ tuần, tỷ lệ cao hơn so với các quốc gia Đông Nam Á khác như Singapore – nơi người tiêu dùng mua sắm 1 lần/ tuần trên mạng xã hội Facebook, Instagram, Tiktok và Viber là một trong những nền tảng mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất ở quốc gia này.
Mua sắm trên thiết bị di động và máy tính đều phổ biến đối với người tiêu dùng Philippines, trong đó tiền mặt vẫn đóng vai trò quan trọng trong các giao dịch thương mại điện tử

Phương thức thanh toán trực tuyến được ưa chuộng nhất vẫn là tiền mặt

Chỉ một số người dân ở Philippines có tài khoản ngân hàng, chiếm 15.9%. Điều này đặt ra một thách thức lớn đối với các đối tác quốc tế, vì sử dụng tiền mặt khi giao hàng vẫn chiếm phần lớn (37%) trong tất cả các khoản giao dịch thương mại điện tử. Khi thương mại di động phát triển, các ví điện tử như GCash, PayMayaAlipay cũng được sử dụng nhiều hơn. Chuyển khoản qua ngân hàng (29%) và thẻ (22%) hiện đang là phương thức thanh toán trực tuyến phổ biến.

Mua hàng quốc tế chiếm 1/4 tổng doanh số thương mại điện tử

50% tổng số người mua sắm trực tuyến ở Philippines đã mua hàng quốc tế, với doanh số bán hàng chiếm 24% tổng doanh số thương mại điện tử. Các quốc gia phổ biến việc mua hàng quốc tế là Trung Quốc, Hoa Kỳ và Hàn Quốc. Sự thiếu sót về hạ tầng logistics khiến cho việc xuất, nhập khẩu sản phẩm nhanh chóng, dễ dàng trở nên khó khăn hơn, nhưng một số công ty startup tận dụng công nghệ mới để cung cấp các giải pháp thương mại điện tử toàn diện.

Các nhà bán Social Commerce khai thác các kênh mạng xã hội địa phương để tìm kiếm khách hàng

Nền tảng Social Commerce trong nước – Resellee là một ví dụ về mô hình Social Commerce đang phát triển ở Đông Nam Á, đây là thuật ngữ dùng để chỉ việc một sản phẩm được mua đi và bán lại với mức giá cao hơn. Là hàng đã “qua tay” trung gian. Theo cách tương tự với gã khổng lồ Pinduoduo của Trung Quốc, Resellee có mối quan hệ với các nhà cung cấp và giữ hàng tồn kho. Những người bán quyết định sản phẩm nào họ muốn quảng cáo và sử dụng mạng lưới xã hội của họ để thu hút người mua và bán hàng. Những người được hưởng lợi trực tiếp từ việc tiếp cận lượng hàng tồn kho lớn mà họ không thể tự mua được, và mạng xã hội có thể tiếp cận khách hàng ở nông thôn. Resellee cũng đang trở thành một lựa chọn phổ biến với các nhà cung cấp trong nước, chẳng hạn như các hợp tác xã, giúp họ tiếp cận được nhiều người tiêu dùng hơn thông qua mô hình này.
Resellee cũng đang trở thành một lựa chọn phổ biến với các nhà cung cấp trong nước
Thị trường TMĐT tại 4 nước thuộc Đông Nam Á.

Trong đó: 

  • TMDĐ: Thương mại đi động
  • CAGR: Tốc độ tăng trưởng gộp hàng năm
Mega Digital

Mega Digital

Có tất cả về Digital Marketing

Bài viết mới nhất

Đăng ký nhận những thông tin mới nhất từ Megadigital

Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors