Với sự phát triển vượt bậc về công nghệ, lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng trở nên phát triển hơn. Từ công cụ có thể hỗ trợ đơn giản cho con người như hỏi đáp, AI giờ đây đã có thể trở thành họa sĩ, nhạc sĩ hay thậm chí còn có thể có tính cách riêng. Theo cuốn “AI transfroming Bussiness Corporate CxP Perspectives, 98% các nhà lãnh đạo coi AI là điều cần thiết cho doanh nghiệp của họ.
Dưới đây là 5 ứng dụng chứng minh sức mạnh to lớn của AI trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường, được các doanh nghiệp áp dụng hàng ngày phục vụ cho công việc kinh doanh của mình
Chatbots
Trước đây, nhân sự xử lý các cuộc gọi, email hay các tương tác xã hội của khách hàng không thể bao quát hết được 24/24, là một trong những thách thức lớn nhất đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Và khi Chatbot được tích hợp Trí tuệ nhân tạo ra đời, điều này đã hoàn toàn được giải quyết.
Chatbots được tạo ra cho một mục đích kinh doanh cụ thể. Ví dụ như doanh nghiệp của bạn sở hữu một của hàng trực tuyến, khách hàng sẽ trực tiếp trò chuyện với con bot giống như một cuộc hội thoại giải đáp thông thường. Dựa trên những câu hỏi của khách hàng hỏi về tình trạng sản phẩm (còn hay hết hàng), kích cỡ, màu sắc sản phẩm,… thì Chatbots sẽ giải thích hết những thắc mắc đó (dựa trên kịch bản lập trình sẵn hoặc cao cấp hơn là khả năng tự nhận diện và trả lời) sau đó cung cấp các liên kết đến sản phẩm phù hợp với mô tả của khách hàng.
Ngoài ra, AI có thể được phát triển để trở thành trợ lý ảo được cá nhân hóa theo từng khách hàng. Pegg – một AI trợ lý ảo được Sage phát triển và công bố vào năm 2018 – là một Chatbot kế toán đầu tiên trên thế giới, được thiết kế đặc biệt để hỗ trợ quản lý tài chính. Pegg có thể giữ một tài khoản real time về chi phí của khách hàng, theo dõi các tài khoản thanh toán và tự động cân bằng sổ sách. Khách hàng càng tương tác với Pegg, Chatbot sẽ càng thông minh hơn, thích nghi với cách làm việc và cung cấp cho khách hàng các đề xuất phù hợp với nhu cầu của họ.
Cải thiện trải nghiệm khách hàng
Thuật toán ML phân tích hoạt động của người dùng và so sánh nó với các người dùng khác để xác định chương trình hoặc sản phẩm nào có xu hướng được người dùng đó ưu chuộng hơn. Các thuật toán đang trở nên thông minh đến mức hiểu được sản phẩm đó người dùng mua để sử dụng cho cá nhân hay là dùng làm quà tặng.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng sử dụng AI để tăng mức độ trải nghiệm của khách hàng. AI sẽ dùng chính hành động và sở thích của khách hàng để điều chỉnh trải nghiệm và cá nhân hóa quá trình sử dụng sản phẩm bất kỳ.
Ví dụ: Shopee sử dụng các sản phẩm mà bạn đã xem và tìm kiếm trước đó, cùng với các dữ liệu khác, để đề xuất các mặt hàng mà có thể bạn muốn mua sắm hay tìm hiểu.
Công nghệ nhận thức để quản lý tài sản
AI có thể được áp dụng trong các doanh nghiệp sử dụng máy móc hạng nặng, để phát hiện các lỗi của máy và đưa ra quyết định xử lý ngay lập tức. Tất cả các cảm biến, bộ phận chuyển động đều được thu thập để doanh nghiệp đánh giá về chức năng và hiệu quả hoạt động của thiết bị.
Ngoài ra AI có thể tự động dự đoán về các sự cố về mặt cơ học, tự động tạo lịch bảo trì và đưa ra các đề xuất sử dụng để tối đa hóa năng suất.
Nghiên cứu thị trường đang thay đổi như thế nào nhờ AI?
Tiết kiệm thời gian
Các tác vụ mất thời gian như viết khảo sát, thực hiện điều tra/phỏng vấn, viết báo cáo,… Đều có thể được hỗ trợ bởi AI. Các tính năng xử lý ngôn ngữ tự nhiên cũng như tạo ngôn ngữ tự nhiên của AI khiến các văn bản được cá nhân hóa theo lĩnh vực chuyên môn, theo các từ khóa cũng như theo người nhận.
Giảm thiểu chi phí
Thời gian cần thiết để tiến hành nghiên cứu một sản phẩm/vấn đề sẽ được cắt giảm đi phần nào với sự trợ giúp của hệ thống máy tính có thể thực hiện các nhiệm vụ thường đòi hỏi trí thông minh của con người. Và bởi vì nó thực hiện tác vụ lặp đi lặp lại theo lập trình một cách dễ dàng và nhanh chóng nên chi phí cũng từ đó mà được giảm thiểu.
Phân tích dữ liệu
Lượng dữ liệu mà AI có thể phân tích trong cùng một khoảng thời gian là rất lớn. AI có thể phân tích lượng lớn dữ liệu nguồn mở, như xem những từ nào được liên kết với nhau, phân tích cảm xúc và một vài thứ khác, hoặc có thể thu thập ý nghĩa từ các tác phẩm đã xuất bản.
AI có thể tạo ra dữ liệu chính xác hơn vì nó làm giảm cơ hội sai lệch của con người, thông tin mà AI thu thập được cũng “công bằng” hơn. Khi con người thực hiện phỏng vấn, dù ít hay nhiều cũng có một sự “thiên vị” nhất định thể hiện trong báo cáo. Điều đó hoàn toàn được loại trừ bởi AI vì chúng chỉ xử lý các thông tin dựa trên thực tế.
Kết luận
Nghiên cứu thị trường có thể được cách mạng hóa theo nhiều cách dưới sự trợ giúp đắc lực từ AI. Từ việc phân tích dữ liệu thời gian thực một cách kịp thời và chính xác, cho đến việc tạo ra các câu hỏi khảo sát thông minh, AI đang dần dần giải phóng các nhà nghiên cứu khỏi cả núi dữ liệu cần phân tích bằng cách tự động hóa các công việc thường ngày.