Hiện tại đang là thời kỳ đỉnh cao của AI (trí tuệ nhân tạo), AI đang dần thay đổi cách vận hàng của thế giới – tuy nhiên không ai đoán trước được là thế giới sẽ thay đổi theo chiều hướng nào. Một số người thấy được, nhờ AI mà tốc độ phát triển của hầu hết các lĩnh vực rất khởi sắc, thấy được cơ hội để mở rộng sự sáng tạo, tự động hóa những tác vụ mang tính lặp lại đồng thời mang lại những phương pháp học tập, giảng dạy mới mở hơn. Bên cạnh đó, một vài người khác lại cảm thấy công nghệ này có thể phá vỡ quy luật vốn có của cuộc sống: những thông tin sai lệch mà AI tạo ra, cơ số vị trí việc làm sẽ bị cắt giảm thậm chí hủy bỏ hoàn toàn để thay thế bằng AI và nếu chúng không được kiểm soát, sự an oàn của con người sẽ bị đe dọa.
Những người đứng đầu trong giới công nghệ, nhà lập pháp và các nhà nghiên cứu đều đang cân nhắc về cách mà con người sử dụng lĩnh vực công nghệ mới nổi này. Theo Ông Sam Altman – CEO của OpenAI (công ty mẹ của ứng dụng Chat GPT) – AI sẽ là một gã khổng lồ có thể làm chủ cục diện, nhằm đối phó với những mối đe dọa trong tương lai, bao gồm “nguy cơ tuyệt chủng”. Các chính trị gia tại Liên minh Châu Âu – EU lại quan tâm nhiều hơn đến các mối nguy hiểm của hiện tại, các thí nghiệm AI gây ra nguy hiểm nhận lệnh cấm (các ứng dụng tích cực có thể giữ lại). Trong khi đó, những người nghệ sĩ nhỏ lẻ muốn đảm bảo rằng họ sẽ không bị thay thế bởi máy móc.
Để tìm hiểu xem mọi người thực sự nghĩ gì về AI và mong muốn của họ đối với chúng, The Verge đã hợp tác với Vox Media và công ty tư vấn nghiên cứu The Circus để thăm dò ý kiến của hơn 2.000 người Mỹ trưởng thành về suy nghĩ, cảm xúc và nỗi sợ của họ về AI. Kết quả cho thấy, ngoài những kỳ vọng lớn về tiềm năng mà AI có thể làm được cho họ trong tương lai thì vẫn có nhiều người lo sợ về những gì mà AI làm được.
Đối tượng sử dụng AI
Trong thời gian gần đây, AI xuất hiện ở khắp mợi nơi. Các công cụ tạo hình ảnh tự động và mô hình ngôn ngữ lớn được nhiều startup công nghệ tích hợp vào ứng dụng của họ, điều này được người dùng đón nhận nhiệt tình và quan trọng hơn cả là góp phần đưa AI ra vượt ra khỏi ranh giới của thế giới công nghệ để tiếp cận gần hơn với toàn xã hội.
Có rất nhiều lo mối lo ngại về việc sử dụng trí tuệ nhân tạo trong đời sống được giới truyền thông đưa tin thường xuyên: sử dụng Chat GPT để gian lận trong môi trường học đường, lừa đảo bằng cách sử dụng hình ảnh được tạo bởi trí tuệ nhân tạo hay vị thế của nghệ sĩ bị lung lay và thậm chí có nguy cơ bị thay thế hoàn toàn. Tuy nhiên, việc sử dụng các công cụ AI vẫn còn khá hạn chế, ít nhất là khi nói đến các sản phẩm trí tuệ nhân tạo chuyện dụng. Đối tượng chủ yếu sử dụng các công cụ này phần lớn là giới trẻ.
Theo khảo sát, cứ 3 người thì có 1 người đã từng dùng thử 1 trong những công cụ AI và hầu hết đều không nắm rõ về các doanh nghiệp đã tạo ra chúng. Mặc dù có nhiều thần tượng mới nổi” tham gia vào lĩnh vực này và đạt được những thành công đáng kể như Stability AI và Midjourney nhưng những tập đoàn lớn thuộc Big Tech vẫn là những người làm chủ cuộc chơi. Open AI – công ty đã làm mưa làm gió trên toàn thế giới khi giới thiệu đến người dùng ChatGPT được coi là một thành công ngoại lệ khi đây chỉ là một công ty nhỏ, một số ý kiến khác cho rằng bởi vì công ty này nhận đầu tư từ Microsoft nên cũng được xem như là một phần trong Big Tech.
Thế hệ Millennials và Gen Z là thế hệ chủ yếu sử dụng AI
Trong một câu hỏi liên quan đến các công cụ AI chuyên dụng như ChatGPT (hỏi đáp, cung cấp thông tin) và Midjourney (tạo hình ảnh tự động), đa số mọi người cho rằng việc định nghĩa về các công cụ AI vẫn khá là mơ hồ. Cho dù vậy, nhiều doanh nghiệp vẫn bổ sung các tính năng AI vào phần mềm sẵn có của mình, như là tạo hình ảnh tự động trong Photoshop hay gợi ý văn bản trong Gmail và Google Docs. Tưởng chừng như là đùa nhưng trí tuệ nhân tạo là những gì mà máy tính chưa làm được, và những gì thuộc về AI chính là những tính năng được con người mong đợi sẽ được bổ sung trong tương lai.
Mặc dù việc sử dụng AI vận còn hạn chế nhưng phần đông những người tham gia khảo sát có kỳ vọng cao đối với những gì mà AI tác động lên thế giới – vượt xa cả tác động của các ứng dụng công nghệ mới nổi khác (và đôi khi vẫn gây ra nhiều tranh cãi). Gần ¾ người dân cho rằng trí tuệ nhân tạo sẽ có tác động lớn hoặc vừa phải đối với xã hội. Đáng chú ý, có 69% chọn ô tô điện và chỉ có 34% lựa chọn NTFs, điều này cho thấy hai loại công nghệ này không còn sức hút như trước, đặc biệt là vào năm 2021.
NTFS là từ viết tắt của từ New Technology File System. Đây là tên gọi của một loại hệ thống tệp tin đạt tiêu chuẩn cho hệ điều hành Windows NT, bao gồm cả các phiên bản sau này của Windows như Windows NT 4.0, Windows 2000, Windows XP, Windows Server 2003, Windows Vista, Windows Server 2008, Windows 7, Windows Server 2012, Windows 8 và Windows 8.1, Windows 10 và Windows Server 2016.NTFS thay thế hệ thống tập tin FAT vốn là hệ thống tập tin ưa thích cho các hệ điều hành Windows của Microsoft. NTFS có nhiều cải tiến hơn FAT và HPFS (High Performance File System – Hệ thống tập tin hiệu năng cao) như hỗ trợ cải tiến cho các siêu dữ liệu và sử dụng các cấu trúc dữ liệu tiên tiến để cải thiện hiệu suất, độ tin cậy, và sử dụng không gian ổ đĩa, cộng thêm phần mở rộng như các danh sách kiểm soát truy cập bảo mật (access control list-ACL) và bản ghi hệ thống tập tin.
AI được sử dụng vào những công việc gì?
Bùng nổ nhất trong thời gian gần đây chính là Generative AI (AI tạo sinh), là hệ thống AI có thể tạo ra văn bản, hỗ trợ xây dựng ý tưởng, chỉnh sửa văn bản và tạo ra hình ảnh, âm thanh, video một cách tự động. Những công cụ này đang được tích hợp nhanh chóng vào các hệ thống chuyên nghiệp.
Ví dụ như, Photoshop có thể giúp tái tạo lại các phần của hình ảnh, WordPress có thể tự viết bài đăng trên blog – nhưng đối với phần lớn người dùng, mặc dù “tự động” nhưng chúng vẫn cần một lượng thời gian giám sát khá lớn để đạt được kết quả hoàn chỉnh cuối cùng.
Các nghiệp vụ thiên về sáng tạo được những người sử dụng AI dùng nhiều nhất, họ sử dụng để tạo ra các bản nhạc, video và chỉnh sửa hình ảnh. Các ứng dụng chuyên dụng hơn như coding không được nhiều người sử dụng. Và rất dễ hiểu khi các hệ thống hỏi đáp (như chatbot của ChatGPT hay Bing và Brad) được mọi người sử dụng để trả lời các câu hỏi và thu thập các gợi ý, người ta dùng chúng để thay thế các công cụ tìm kiếm, mặc dù đôi lúc kết quả trả về tệ hơn.
Khá là rõ ràng khi nói rằng trí tuệ nhân tạo đang mở rộng những gì mà con người có thể tạo ra. Những người tham gia khảo sát cho biết, họ đã sử dụng AI để tạo ra những thứ mà họ không thể làm được nếu không có AI, trong đó sáng tạo và nghệ thuật là hai lĩnh vực phổ biến nhất.
Các tác phẩm nghệ thuật được tạo nên từ AI đang làm dấy lên nhiều tranh cãi
Các trình tạo ảnh từ AI như Midjourney và Stable Diffusion là ví dụ điểm hình cho vấn đề này. Các bức ảnh được tạo ra dựa trên lượng dữ liệu khổng lồ khai thác từ internet, thường sẽ được sử dụng mà chưa có sự đồng ý của nhà sáng tạo gốc. Trong khi gây tranh cãi về vấn đề đạo đức thì phương pháp này cũng đang vướng phải nhiều vụ kiện tụng đã và đang diễn ra trong bối cảnh chưa có hình thức pháp lý giải quyết rõ ràng nào. Những tranh cãi này nhanh chóng lan rộng sang cả các lĩnh vực khác, chẳng hạn như các bài hát được tạo ra bởi AI.
Ngoài ra, kết quả khảo sát của The Verge cho thấy có nhiều cảm xúc lẫn lộn xoay quanh những tranh cãi này. Trong đó, số đông cho rằng nghệ sĩ nên được nhận tiền bồi thường khi có một công cụ AI bắt chước phong cách của họ. Thế nhưng, một số khác lại không muốn giới hạn khả năng của AI. Ngoài ra, gần một nửa số người tham gia khảo sát cho biết họ sẽ kiểm tra hệ thống để biết được chính xác công cụ AI họ định dùng có thể tạo ra những gì.
Cần phải tạo ra những chuẩn mực cụ thể về mặt pháp lý cho AI
Không chỉ những người đứng đầu lĩnh vực công nghệ mới mong muốn kiểm soát các công cụ AI, hơn ¾ số người được hỏi cũng đồng ý với việc cần phải xây dựng quy định và luật pháp cụ thể liên quan đến việc sáng tạo và sử dụng AI. Có thể thấy, việc xây dựng các đạo luật về AI đang được tiến hành: Đạo luật AI của EU đang đi đến những cuộc đàm phán cuối cùng, hay Mỹ gần đây đã tổ chức các phiên điều trần để phát triển khung pháp lý của riêng mình.
Rõ ràng, AI và mục tiêu sử dụng các công cụ này cần được ra đặt ra những tiêu chuẩn cao hơn. Được biết, phần lớn đều tán thành với việc dán nhãn cho các sản phẩm được tạo ra bởi AI. Tuy nhiên, có nhiều nguyên tắc dù được số đông ủng hộ nhưng không dễ dàng thực hiện, bao gồm việc huấn luyện các mô hình ngôn ngữ AI để kiểm chứng tính xác thực của dữ liệu, cũng như ngăn chặn tình trạng những tấm ảnh hoặc video deep fakes được tạo ra mà không có sự cho phép của chính chủ.
Một tương lai với AI: phấn khích và lo lắng
Khi dự đoán tác động của AI đối với xã hội, rất nhiều các mối nguy hại được đưa ra từ mất việc làm (63%) đến mối đe dọa về quyền riêng tư (68%) và việc lạm dụng của chính phủ và doanh nghiệp (67%). Một số khía cạnh khác bị đánh giá tiêu cực ở mức độ trầm trọng hơn, chẳng hạn như vấn đề điều trị y tế và trao quyền kinh tế được lựa chọn bởi 51% đáp viên. Khi được hỏi về cảm nhận đối với các tác động của AI lên cuộc sống cá nhân, công việc và toàn xã hội nói chung, 21% đáp viên cảm thấy hào hứng, 29% thấy lo lắng và 32% vừa hào hứng vừa lo lắng cùng lúc.
Khá là bất ngờ khi có nhiều người khá cởi mở trong việc trải nghiệm những điều mới mẻ với AI. 56% người tham gia cuộc khảo sát cho rằng “con người sẽ phát triển mối quan hệ cảm xúc với trí tuệ nhân tạo” và 35 phần trăm người cho biết họ sẽ sẵn lòng làm như vậy nếu họ cảm thấy cô đơn.
Nhiều người sử dụng AI nhận được cảnh báo về “nguy cơ tồn tại” do các hệ thống trí tuệ nhân tạo gây ra, AI siêu thông miinh có thể đe doạn loài người – một chủ đề luôn được bàn luôn rất sôi nổi. Nếu AI có thể giao tiếp với loài người, chúng sẽ làm được nhiều thứ hơn nữa chứ không chỉ đơn thuần là trả lời cái các hỏi đơn giản. 38% người đồng ý với nhận định rằng trí tuệ nhân tạo sẽ tiêu diệt nền văn minh của loài người. Có lẽ đó là lý do tại sao nhiều người lo lắng về tiềm năng phát triển của AI.
Có vô vàn những ý tưởng thú vị về những gì có thể xảy ra tiếp theo. Khoảng một nửa số người trưởng thành ở Mỹ kỳ vọng rằng AI có ý thức sẽ xuất hiện vào một lúc nào đó trong tương lai – và gần ⅔ cho biết họ không có ý kiến gì với việc các công ty cố gắng tạo ra một AI như vậy.
Source: The Verge, brandsvietnam