Nội dung chính
Điểm lại những xu hướng Social Commerce bùng nổ cuối năm 2023

Điểm lại những xu hướng Social Commerce bùng nổ cuối năm 2023

I. Social Commerce là gì?
Social Commerce hay thương mại xã hội là thuật ngữ kết hợp giữa hai khái niệm chính: “Social” (xã hội) và “Commerce” (thương mại). Đây là mô hình kinh doanh kết hợp giữa các yếu tố của mạng xã hội và thương mại điện tử, nhằm tạo ra trải nghiệm mua sắm có sự tương tác và kết nối hơn cho khách hàng.

Social Commerce cho phép người dùng xem và mua hàng trực tiếp thông qua các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok,… Thông qua Social Commerce, khách hàng có thể tham khảo thông tin sản phẩm, đánh giá, nhận xét từ người dùng khác và thậm chí mua hàng trực tiếp từ các bài viết, quảng cáo, trang cửa hàng của doanh nghiệp trên các nền tảng xã hội này.

Mô hình Social Commerce thường đi kèm với các tính năng tương tác, chia sẻ và gợi ý sản phẩm. Thương mại xã hội cũng tận dụng sự phổ biến và số lượng lớn người dùng trên các mạng xã hội để tạo sự lan truyền tự nhiên của sản phẩm và thương hiệu.

II. Phân loại Social Commerce

  1. Social Influencer Marketing: Đây là hình thức tiếp thị dựa trên sức ảnh hưởng của các người dùng có lượng người theo dõi lớn trên mạng xã hội. Các doanh nghiệp sẽ hợp tác với những người nổi tiếng hoặc có ảnh hưởng lớn để quảng bá sản phẩm và thương hiệu.
  2. Affiliate Marketing: Tiếp thị liên kết là chiến lược marketing trong đó các doanh nghiệp sẽ ủy quyền cho những người có sức ảnh hưởng để quảng bá hoặc đánh giá cho sản phẩm/dịch vụ trong các bài đăng trên mạng xã hội, bằng cách nhúng các liên kết vào nội dung nhằm thúc đẩy doanh số bán hàng. Đổi lại, các đối tác tiếp thị liên kết này sẽ kiếm được phần trăm hoa hồng từ doanh thu của các liên kết đó.
  3. Social Media Advertising: Loại thương mại này tập trung vào việc sử dụng mạng xã hội làm nền tảng quảng cáo. Doanh nghiệp có thể chạy các quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Pinterest, TikTok, etc để tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu.
  4. Nội dung do người dùng tạo ra (UGC): Khuyến khích khách hàng chia sẻ trải nghiệm của họ bằng cách sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp trên các nền tảng mạng xã hội để tăng sự tin tưởng giữa những người mua hiện tại và tương lai.
  5. Live streaming: Tổ chức các buổi livestream trực tiếp trên các nền tảng như TikTok, YouTube hoặc Twitch cho phép người xem tương tác trực tiếp với doanh nghiệp bằng cách giới thiệu sản phẩm/dịch vụ, đặt câu hỏi và phản hồi người dùng trong quá trình phát sóng sẽ giúp tăng tương tác và doanh số bán hàng trực tuyến.

III. Xu hướng nổi bật trong Social Commerce cho doanh nghiệp cuối năm 2023

  1. Creator era

Creator era đang thống trị lĩnh vực Social Commerce tại Việt Nam. Các creators (nhà sáng tạo nội dung), từ influencer đến blogger và vlogger, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng nhận diện thương hiệu và tiếp cận, tương tác khách hàng trên mạng xã hội.

Các creators có thể là những người nổi tiếng trên mạng xã hội, nhưng cũng có thể là những người có kỹ năng sáng tạo đặc biệt trong lĩnh vực cụ thể. Họ tạo ra nội dung sáng tạo và tương tác trực tiếp với người tiêu dùng, tạo hiệu ứng lan tỏa và tăng cường uy tín thương hiệu.
Creator era đang trở thành một kênh tiếp thị quan trọng, mang lại cơ hội mới cho doanh nghiệp kết nối với khách hàng một cách độc đáo và hiệu quả trên thị trường Việt Nam.

Creators về thời trang có thể tạo ra video hướng dẫn về cách phối đồ với một sản phẩm quần/áo hoặc phụ kiện từ nhãn hàng và chia sẻ trải nghiệm cá nhân. Nhờ sự ảnh hưởng của creator đó, thương hiệu đó có thể trở nên phổ biến và thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng.

  1. Live Shopping Events

Live Shopping Events (sự kiện mua sắm trực tiếp) trong Social Commerce đã trở thành một xu hướng phổ biến tại thị trường Việt Nam. Đây là những sự kiện trực tiếp trên mạng xã hội, thường diễn ra thông qua video trực tiếp trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok, v.v… Các ngành hàng như thời trang, làm đẹp và điện tử đã tận dụng Live Shopping Events để tăng cường tiếp cận khách hàng, tạo trải nghiệm mua sắm trực tuyến độc đáo và tăng doanh số bán hàng.

Ví dụ: Thương hiệu The Face Shop đã livestream shopping trên Facebook để giới thiệu và bán các sản phẩm chăm sóc da mới nhất của mình. Một creator nổi tiếng về ẩm thực cũng đã tổ chức một Livestream trên TikTok, tâm sự và bán những món ăn đặc sản địa phương. Thông qua Live Shopping Events, các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam đã tăng cường tiếp cận khách hàng và tạo ra trải nghiệm mua sắm tương tác và hấp dẫn.

  1. Augmented Reality (AR) Shopping Experiences

Tăng cường trải nghiệm mua sắm thông qua Augmented Reality (AR) là một xu hướng nổi bật trong Social Commerce. Thay vì chỉ xem hình ảnh sản phẩm, người dùng có thể thử trực tiếp các sản phẩm ngay trên các nền tảng mạng xã hội Facebook, Instagram, v.v… Với AR, người dùng có thể “đặt” sản phẩm vào không gian thực, xem nó từ nhiều góc độ khác nhau và thậm chí tương tác với nó.

Ví dụ: Người dùng có thể thử một chiếc kính mát virtual trên gương mặt của mình, xem như đang đeo bằng các hiệu ứng AR, hoặc đặt một bộ sofa 3D vào phòng khách của mình để xem trước cách nó sẽ trông như thế nào. Qua việc chia sẻ trải nghiệm và nhận phản hồi từ cộng đồng, người dùng có thể có quyết định mua sắm thông minh hơn. Xu hướng này tạo ra một môi trường mua sắm độc đáo, nơi người dùng không chỉ mua hàng mà còn tương tác, chia sẻ và giao tiếp với nhau.

  1. Personalized Product Recommendations (Đề xuất sản phẩm cá nhân hoá)

Personalized Product Recommendations đang được áp dụng thông qua việc sử dụng các thuật toán và công nghệ phân tích dữ liệu. Dựa trên thông tin sở thích, hành vi mua sắm và lịch sử tương tác của người dùng trên các nền tảng mạng xã hội và trang web thương mại điện tử, hệ thống có thể đưa ra các gợi ý sản phẩm cá nhân hóa. Chính vì thời gian sử dụng internet, mạng xã hội trung bình của mỗi người ngày càng tăng dẫn đến hành vi mạng xã hội thu thập càng nhiều, sản phẩm, dịch vụ gợi ý càng đánh đúng nhu cầu.

Ví dụ: Khi một người dùng xem một sản phẩm trên mạng xã hội hoặc trang website thương mại điện tử, hệ thống sẽ thu thập thông tin về sản phẩm đó và dựa trên đó, đề xuất các sản phẩm tương tự hoặc phù hợp với sở thích của người dùng. Các gợi ý này có thể hiển thị dưới dạng các bài viết, quảng cáo.

Personalized Product Recommendations mang lại nhiều lợi ích cho cả người mua và doanh nghiệp. Người mua nhận được gợi ý sản phẩm phù hợp với sở thích và nhu cầu của mình, giúp tiết kiệm thời gian và nâng cao trải nghiệm mua sắm. Đối với doanh nghiệp, gợi ý sản phẩm cá nhân hóa giúp tăng khả năng tiếp cận và tương tác với khách hàng mục tiêu, tăng khả năng chuyển đổi và nâng cao doanh số bán hàng.

IV. Kết luận
Điểm lại những xu hướng Social Commerce đang bùng nô mạnh mẽ vào cuối 2023, có thể thấy sự thay đổi nhanh chóng và đa dạng của hành vi tiêu dùng. Sự tích hợp chặt chẽ giữa mạng xã hội và thương mại đã tạo ra một môi trường mua sắm phong phú và cá nhân hóa, đồng thời mở ra cơ hội cho các thương hiệu kết nối sâu rộng với khách hàng. Điều này củng cố niềm tin rằng Social Commerce sẽ tiếp tục là một sân chơi tiềm năng cho các thương hiệu, góp phần định hình tương lai của ngành công nghiệp thương mại điện tử và quảng cáo.
Để cập nhật thêm thông tin về E-Commerce và các xu hướng kinh doanh 2023, đăng ký tham gia ngay sự kiện Offline “Tết Có Bánh Chưng 4” cùng Mega Digital. Sự kiện bao gồm những chủ đề xoay quanh Digital Marketing, Update nền tảng Facebook; Tiktok, E-commerce,… cùng các diễn giả khách mời dày dặn chuyên môn và kinh nghiệm trong ngành.

ĐĂNG KÝ MUA VÉ TẠI: https://ashare.app/tcbc4-mega
Truy cập link thành công, ấn BẮT ĐẦU để chọn hạng vé bạn mong muốn nhé!

Mega Digital

Mega Digital

Có tất cả về Digital Marketing

Bài viết mới nhất

Đăng ký nhận những thông tin mới nhất từ Megadigital

Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors