Việc lướt qua lướt lại vô số tin tức được đăng tải trên các nền tảng internet đã dần trở nên nhàm chán đối với nhiều người. Chắc chắn rằng, tất cả chúng ta đều thích có khả năng truy cập tất cả thông tin và tính năng giải trí chỉ bằng một lần chạm, cũng như mong muốn được tương tác nhiều hơn với môi trường bên ngoài.
Trong nội dung này, Mega Digital sẽ cùng bạn điểm lại những gì đang diễn ra và tìm hiểu thêm về xu hướng Content Marketing 2023 – một năm mà nội dung mang tính tương tác và trải nghiệm mang đến cho độc giả nhiều trải nghiệm hơn là những nội dung “tĩnh” đơn thuần.
Nội dung tương tác là gì?
Nội dung tương tác – Interactive Content là những nội dung đòi hỏi sự tham gia của người xem bằng các phản ứng khác nhau, lúc này người xem tất nhiên sẽ cần vận dụng nhiều giác quan hơn là chỉ thông qua nghe hay đọc nội dung. Đồng thời, nội dung tương tác cũng mang đến một thế giới riêng cho người đọc, để họ tự mình quyết định và đưa ra lựa chọn riêng mà không bị bất kỳ yếu tố nào ảnh hưởng.
Ví du, Netflix là một nền tảng phim trực tuyến có lượng người đăng ký thuộc TOP đầu thế giới. Ngoài các bộ phim nổi tiếng thì Netflix còn có một dạng nội dung độc đáo khác mà có thể ít người chưa nhận ra, đó là Tương tác phim. Trải nghiệm tương tác của Netflix đặt người xem vào vị trí của người điều khiển bằng cách để họ đưa ra các lựa chọn trong khi xem. Mỗi lựa chọn sẽ có những ảnh hưởng khác nhau đến diễn biến của câu chuyện và cho phép người xem định hình trải nghiệm xem của họ.
Các định dạng tương tác phổ biến
Không phải tất cả các định dạng đều mang lại kết quả giống nhau hay phù hợp với tất cả các mục đích marketing như nhau.
Câu hỏi trắc nghiệm, khảo sát, trò chơi và thăm dò ý kiến
Kiểm tra kiến thức hoặc ý kiến của khán giả về một chủ đề liên quan, khám phá những chủ đề mà họ quan tâm hoặc tạo ra dữ liệu có thể được sử dụng để thông báo các nội dung trong tương lai đến người dùng. Bạn cũng có thể nâng cao trải nghiệm này bằng cách cung cấp phiếu kết quả có thể chia sẻ để họ so sánh kết quả của mình với người khác.
Ảnh và video tương tác đa điểm
Tạo ra các bộ sưu tập hình ảnh tương tác, sách mẫu và video giới thiệu giúp người tiêu dùng có thể quan sát từ nhiều góc độ của sản phẩm, dịch vụ hoặc trải nghiệm mà bạn cung cấp (như ô tô, quần áo, hay dịch vụ nghỉ dưỡng). Điều này có thể giúp họ có được trải nghiệm trước khi mua hàng, gia tăng sự hài lòng từ đó mang đến nhiều quyết định mua hàng hơn từ khách hàng.
Sách điện tử tương tác
Nếu bạn thường xuất bản nội dung dạng dài, như sách khoa học hay báo cáo nghiên cứu, hãy tạo ra một phiên bản mà độc giả có thể tự do điều hướng theo cách mà họ muốn để nhanh chóng tìm thấy các phần nội dung quan trọng mà họ muốn đọc.
Trò chuyện trực tiếp, công cụ chẩn đoán và sửa lỗi
Dựa vào các công cụ tự động hóa như chatbot hoặc phát triển các công cụ chẩn đoán và sửa lỗi của riêng bạn, những tính năng này rất tuyệt vời để cung cấp các phản hồi cá nhân hóa cho các yêu cầu và vấn đề của khách hàng, tối ưu hóa dịch vụ khách hàng và giảm thời gian chờ hỗ trợ kỹ thuật qua điện thoại hoặc trực tiếp.
Gamifying (Ứng dụng trò chơi trong Marketing)
Gamifying là một trong những dạng nội dung tương tác hiệu quả nhất để năng cao nhận thức của khách hàng trong giai đoạn đầu về sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ vẫn đang cần phải khám phá thêm.
Khi người dùng trả lời các câu đố mà bạn tạo ra trên Buzzfeed hoặc Facebook, họ sẽ tiết lộ thêm về bản thân và nếu bạn sử dụng những công cụ đó một cách chính xác, bạn có thể khiến khách hàng chia sẻ cụ thể rằng họ muốn gì, thích hay không thích gì và họ mong đợi gì ở sản phẩm/dịch vụ của bạn. Câu trả lời mà họ đưa ra sẽ cho phép bạn tạo các trang đích được cá nhận hóa, tận dụng email marketing và gửi đi thông điệp CTA hiệu quả hơn.
Infographics tương tác và trực quan hóa dữ liệu
Tạo ra những tác phẩm hình ảnh động hoặc đồ họa trực quan hóa dữ liệu có thể giúp khách hàng hình dung rõ hơn về các con số và bối cảnh cụ thể, giúp bạn đặt dữ liệu trong ngữ cảnh dễ hiểu để khách hàng tiếp thu thông tin một cách dễ dàng hơn mà không gặp bất cứ trở ngại nào.
Nội dung tương tác phù hợp với hầu hết các mục đích marketing
Tận dụng những tiến bộ về công nghệ như cuộn video hay thực tế ảo chắc chắn sẽ giúp thương hiệu của bạn vượt qua tình trạng “bội thực” nội dung – nội dung dày đặc ở khắp nơi như hiện nay. Nếu không bàn đến yếu tố thú vị, nội dung tương tác không nhất thiết phải hào nhoáng hay nhiều tính năng để có thể đạt được mục tiêu kinh doanh tiên quyết của thương hiệu (thậm chí bạn chỉ phân phối mỗi nội dung trên các nền tảng trực tuyến thôi cũng được).
Với một chút khéo léo và sự phù hợp, kể cả định dạng đơn giản nhất cũng có thể thu hút và gắn kết người dùng, xác định và giải quyết nỗi đau của họ, dẫn dắt họ đi qua hành trình trải nghiệm phức tạp và thậm chí là tăng khả năng chuyển đổi, gia tăng lòng trung thành với thương hiệu một cách hiệu quả.
Giai đoạn Nhận thức về thương hiệu
Nội dung tương tác không nhất thiết phải ứng dụng công nghệ tiên tiến mới có thể đạt được mục tiêu marketing. Tuy nhiên, hoàn toàn không có vấn đề gì nếu thêm một chút hấp dẫn để liên kết thương hiệu của bạn với những trải nghiệm đáng nhớ in sâu vào tâm trí khách hàng.
Ví dụ: Bài kiểm tra sáng tạo của Adobe – Creative Type
Bài test sáng tạo của Adobe là một bài kiểm tra tương tác nhằm giúp các nhà thiết kế và nghệ sĩ khám phá cá tính sáng tạo đặc trưng của mình. Đây là một cách thông minh để chứng minh cách mà những nhà sáng tạo có thể ử dụng các công cụ thiết kế của Adobe để thể hiện phong cách thẩm mỹ và kỹ năng của họ.
Creative Type nổi bật với kiểu chữ bắt mắt, hình ảnh đầy màu sắc và các hoạt ảnh vui nhộn. Tính năng nổi bật nhất của bài test này là tùy chọn tải xuống kết quả – là một tệp ZIP bao gồm hình ảnh và các phương tiện khác được định cỡ và định dạng để chia sẻ trên mạng xã hội, cũng như tệp PDF có thể in và đăng trên bản vẽ của người dùng. Điều này thu hút khách hàng về sự mới lạ, đẹp mắt về tính năng cũng như khiến họ chia sẻ rộng rãi ra cộng đồng – marketing truyền miệng cực kỳ hiệu quả mà không tốn nhiều chi phí.
Giai đoạn Tăng cường tương tác
Cung cấp các dữ liệu có liên quan cũng như thông tin chi tiết thực tế thông qua nội dung tương tác có thể giúp khách hàng tiềm năng đưa ra quyết định nhanh chóng hơn. Các công cụ nội dung như công cụ cấu hình và công cụ đề xuất rất phù hợp với mục đích này, vì chúng có thể cung cấp những cách đặc biệt, bắt mắt để khách hàng tìm hiểu thêm về các lĩnh vực chuyên môn, giúp định hình việc sử dụng sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu trong từng bối cảnh cụ thể.
Ví dụ: Ứng dụng AR Apollo Moon Shot của Smithsonian
Là một phần của chương trình truyền hình đặc biệt gồm sáu phần, Apollo Moon Shot TV đã tạo ra một ứng dụng thực tế ảo tăng cường mà đến trải nghiệm sống trên amwtj trăng cho những người dùng quan tâm. Các phi hành gia có thể khám phá mặt trăng, di chuyển xung quanh trong trường trọng lực đã thay đổi và chụp ảnh selfie. Trải nghiệm nhập vai được bổ sung bằng các sự kiện, câu đố và video về cuộc đổ bộ lên mặt trăng cũng như hai trò chơi mô phỏng khác cho phép người dùng kiểm tra khả năng điều hướng trong không gian và tự mình hạ phi thuyền xuống mặt trăng.\
Giai đoạn Tạo khách hàng tiềm năng
Các nội dung tương tác ấn tượng có thể được sử dụng để thương hiệu của bạn xác định những đối tượng tiềm năng mà mình cần tiếp cận. Từ đó thương hiệu không chỉ có thể nuôi dưỡng mà còn chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng thường xuyên, đạt được mức độ trung thành nhất định với thương hiệu.
Ví dụ: Bản đồ mất điện của Bloom Energy
Tại một số khu vực ở California, để hạn chế cháy rừng, ban lãnh đạo địa phương đã chọn phương án cắt điện theo thời gian ở một số vị trí. Điều này đã gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống thường nhật của người dân vì họ không biết khu vực nào sẽ bị cắt điện và cắt điện vào lúc nào.
Để giúp đỡ họ, Bloom Energy đã sản xuất pin nhiên liệu giúp duy trì hoạt động của các doanh nghiệp và cộng đồng trong thời gian mất điện. Bloom đã xây dựng một bản đồ tương tác độc đáo cho phép người dùng thấy tần suất mất điện xảy ra trong khu vực của họ. Người dùng có thể phóng to và thu nhỏ, tìm kiếm thành phố của họ và thay đổi phạm vi ngày để xem có bao nhiêu người bị ảnh hưởng bởi mỗi lần mất điện.
Người dùng đã cảm thấy dây là một ứng dụng thực sự hữu ích và sử dụng nó thường xuyên hơn mỗi ngày, từ đó giúp Bloom Energy có được những khách hàng trung thành riêng của mình.
Giai đoạn Tạo sự trung thành
Sau khi người tiêu dùng chọn thượng hiệu của bạn và mua hàng, họ muốn được hỗ trợ liên tục và đảm bảo sự hài lòng lâu dài của họ.
Chatbot – một công cụ khắc phục sự cố và các tính năng dịch vụ khách hàng dựa trên tự động hóa khác có thể là công cụ cho việc này, cũng như để trả lời các câu hỏi của khách hàng và giải quyết các mối quan tâm về kỹ thuật hoặc dịch vụ khi chúng phát sinh.
Ví dụ: Chatbot Arlo the Koala của NRMA
Công ty bảo hiểm Úc NRMA muốn thể hiện cam kết của mình trong việc bảo vệ môi trường sống – bao gồm cả môi trường trong nhà của loài gấu túi – một loài động vật biểu tượng của đất nước này. Quần thể động vật này bị đe dọa nghiêm trọng trong các trận hỏa hoạn lan rộng vào năm 2019 và bản thân loài này được dự đoán sẽ tuyệt chủng vào năm 2050.
Trong số những nỗ lực nhằm thúc đẩy cả mục tiêu kinh doanh và bảo tồn, NRMA đã tạo một chatbot trên Facebook Messenger có hình linh vật của mình, Arlo the Koala. Arlo luôn sẵn sàng trả lời các câu hỏi của khách hàng về phạm vi bảo hiểm và đưa ra lời khuyên hữu ích về cách nhận trợ giúp hoặc tìm nơi trú ẩn trong các trường hợp khẩn cấp liên quan đến nhà ở.
Ngoài ra Arlo cũng tham gia làn sóng chia sẻ để giới thiệu những câu chuyện cản động động liên quan đến việc bảo tồn gấu túi, nêu bật các cơ hội để khách hàng đóng góp cho sự nghiệp bảo vệ gấu túi và đưa ra lời khuyên về những hành động nên làm nếu họ phát hiện thấy gấu túi bị ốm hoặc bị thương.
Gợi ý để tận dụng tối đa nội dung tương tác
- Đảm bảo rằng bạn có lý do thuyết phục để sử dụng tính năng tương tác: Tính tương tác nên được sử dụng nhằm mục đích nâng cao sự hấp dẫn và tính tự nhiên của thông điệp. Nếu các tính năng không mang lại những lợi thế như làm cho nó gần gũi hơn, thu hút, hữu ích, đáng nhớ hoặc độc đáo hơn cho thương hiệu của bạn – có thể không đáng đổ thời gian và chi phí thêm vào đó.
- Phù hợp định dạng tương tác với chức năng dự định: Khi lên kế hoạch làm việc với tính tương tác, hãy xem những thuộc tính nào của sản phẩm/dịch vụ của bạn là hữu ích nhất để giúp khách hàng giải quyết các vấn đề của họ. Sau đó, hãy lựa chọn một định dạng tương tác phù hợp phù hợp với thông điệp, phù hợp với nhiệm vụ nội dung và mục tiêu chiến lược của bạn.
- Tối ưu một lĩnh vực trước nhưng luôn sẵn sàng chuẩn bị cho quá trình tích hợp cuối cùng: Hãy xem xét một chương trình thử nghiệm nhỏ. Tối ưu hóa một phần trong hành trình mua hàng của người mua trước và lên kế hoạch để mở rộng sau này.
- Không cần phải tạo một nội dung hoàn toàn mới nếu bạn có thể “xào” lại những gì đã có: Nội dung tương tác không bắt buộc phải được làm mới hoàn toàn. Thay vào đó, hãy lấy một số bài viết blog, báo cáo hoặc hình ảnh có hiệu suất cao nhất của bạn và tái sử dụng chúng dưới dạng phiên bản tương tác.
- Tận dụng các công cụ hỗ trợ tính tương tác: Phần mềm của bên thứ ba có thể giúp tạo ra các tính năng này với chi phí hiệu quả hơn và dễ dàng quản lý cho các marketer. Ví dụ, JavaScript API của Google Maps cho phép người dùng tạo các lớp chồng bản đồ tùy chỉnh và cung cấp hướng dẫn từng bước để thực hiện điều đó.
- Xem xét làm việc với nhà cung cấp nền tảng nội dung tương tác: Không chỉ có thể giúp đỡ trong việc phát triển nội dung tăng cường công nghệ, một số nền tảng có thể được cấu hình để tích hợp dữ liệu hiệu suất với hệ thống tự động hóa tiếp thị, công cụ CRM hoặc các giải pháp quản lý nội dung khác.
- Lên kế hoạch để đo lường tác động của nội dung tương tác của bạn: Tải xuống, chia sẻ trên mạng xã hội và dữ liệu tạo ra thông qua Google Analytics (ví dụ như tỷ lệ thoát, thời gian trên trang, nguồn lưu lượng và tỷ lệ chuyển đổi) có thể giúp đặt các chỉ số hiệu suất ban đầu. Đối với một cái nhìn tổng thể hoàn chỉnh hơn về hiệu suất, bạn có thể thiết lập khả năng phân tích phức tạp hơn, chẳng hạn như theo dõi nhấp chuột, tính điểm tương tác và đánh dấu hành vi.
Kết luận
Nội dung tương tác là một cách mạnh mẽ, linh hoạt để các nhà tiếp thị nâng cao phạm vi tiếp cận, tác động và hiệu suất của nội dung của họ. Nhưng với các yêu cầu về tài nguyên cao hơn mức trung bình và một loạt các định dạng và chức năng cần xem xét, bạn nên cân nhắc cẩn thận những ưu và nhược điểm đối với sứ mệnh và mục tiêu nội dung của doanh nghiệp trước khi kết hợp tính tương tác vào chiến lược marrketing của thương hiệu.