Nội dung chính
Nhận định về ngành thương mại điện tử tại Việt Nam

Nhận định về ngành thương mại điện tử tại Việt Nam

CHIA SẺ TỪ ANH PHÚC TRẦN DIGITAL MARKETING
Mình đồng suy nghĩ về tất cả những quan điểm , thương mại điện tử không ai mạnh nhất , cũng chẳng có tts giống Douyin hay Shopee giống Taobao vì Trung Quốc không có Facebook, cũng chẳng có Google. Việt Nam thì chẳng có nhà máy như Trung Quốc cho tất cả anh em rồi, nên tất cả so sánh đều là khập khiễng!
Dưới đây là bài viết của anh Phúc Trần nha mọi người. Từ giờ anh em đừng hỏi bán cái nào ngon vì mình thì mình sẽ làm tất, ngon hôm nay không có nghĩa mai vẫn ngon nhé mọi người. Newtab Agency đi đầu về TikTok từ 2019 nhưng cũng không ký kết về TikTok Shop nên mọi người đừng inbox hỏi mình các info về dịch vụ làm TikTok Shop, không trả lời mọi người lại bảo mình kiêu
Có nhiều ý kiến cho rằng sàn TMĐT Việt Nam nói chung ở Việt Nam giống các sàn thương mại điện tử bên Trung Quốc. Tôi cho rằng nhận định này là sai, nếu nghĩ như vậy và làm như họ thì chuốc lấy thất bại rất nhanh. Trung Quốc là nơi sản xuất ra sản phẩm, còn phần lớn sản phẩm trên sàn TMĐT Việt Nam là nhập lại từ Trung Quốc. Trung Quốc sản xuất số lượng rất lớn và bán rẻ vì nhiều lý do và mục đích, nhìn thấy ngay là số lượng bù chất lượng, bán rẻ để tiêu thụ nguyên vật liệu, lãi là lãi trên nguyên vật liệu chứ không phải là sản phẩm cuối cùng.
Tôi có mấy đối tác trong ngành vải, có lúc họ sản xuất ra hàng chục triệu mét vải đủ loại. Cũng có mấy mã vải tồn cả triệu mét, tiền lãi nằm ở cái đống này. Thế là họ đưa qua xưởng may để ra mấy sản phẩm dễ bán như quần thể thao, đồ ngủ, váy zip…bán rẻ như cho trên khắp các mặt trận sàn thương mại điện tử. Đấy là ví dụ của ngành may mặc thôi nhé. Các ngành khác tương tự vậy. Lý do vì sao giá trên sàn TMĐT Trung Quốc rất rẻ thì nhiều, kể cả ngày không hết. Đi nhiều, trải nghiệm nhiều sẽ thấy thôi.
Cái quan trọng là mô hình bên họ khác bên ta, học theo cách họ bán hàng trên sàn TMĐT là thua ngay về tư duy và cách làm. Họ bán rẻ nhưng họ vẫn lãi lớn, ta mà học theo thì muôn đời cùng dìm nhau chết. Tôi thấy TikTok Shop bây giờ cũng đang theo kịch bản như vậy, nghĩa là cứ bán rẻ thì rất nhiều đơn hàng và các shop cuốn theo cạnh tranh nhau về giá. Đến nỗi sản phẩm 200k lãi đúng 8k, bán đến 50k sản phẩm mới được mấy trăm triệu (lãi dự kiến) và đống hàng tồn kho chưa biết đi về đâu để chốt lãi.
Từ chi phí vận đơn, chi phí sàn, biên lợi nhuận và hành vi mua sắm bên Trung Quốc khác Việt Nam rất nhiều. Ở Trung Quốc thì việc mua sắm online, thanh toán nhanh gọn, phổ biến và tối ưu. Việt Nam vẫn còn đang phổ biến COD và chuyện bùng đơn, hàng hoàn cứ phải 10-20%. Tất cả đều cắn vào lãi của shop, vì lãi quá mỏng nên content cũng thiếu đầu tư. Bên Trung Quốc họ bán tuy là giá rẻ nhưng họ tối ưu được nhiều lợi nhuận nên họ đầu tư rất bài bản, chuyên nghiệp cho content bán hàng.
Phân tích ra thì 2 quốc gia tuy có chung nhiều điểm giống nhau nhưng riêng về làm thương mại điện tử, tôi đánh giá là khác nhau rất nhiều. Nếu như bạn có kinh doanh thì cần tự tìm hiểu mà sàng lọc ra cái hay bên họ và tự thử nghiệm, copy mô hình nguyên bản về là thua.

Shopee, Lazada hay Tiki, Tiktok shop liệu có cùng nhau tạo thành làn sóng chiếm phần to nhất của miếng bánh TMĐT Việt Nam?

Không thể!
Đơn giản là vì ngay như hiện tại, người Việt có nhiều lựa chọn mua sắm trên nhiều hình thức khác nhau. Ví dụ như giao dịch qua Zalo – hiện chưa có thống kê chính thức nhưng value tôi chắc chắn là cực kỳ khủng khiếp. Việc add Zalo và trao đổi mua bán với nhau của người Việt là con số khổng lồ. Đơn giản là người Việt dùng Zalo để kết nối, chốt mua, chốt bán bất động sản, các hoạt động kinh tế hàng ngày từ doanh nghiệp lớn cho đến cá nhân…phần lớn là qua Zalo. Chẳng ai thống kê được nhưng suy cho cùng thì Zalo cũng là nền tảng để chào hàng, trao đổi mua bán với nhau. Một cá nhân có doanh số bán hàng qua chat Zalo kèo tiền tỷ rất đỗi bình thường. Câu chuyện của Messenger Facebook cũng tương tự như vậy.
Vấn đề nữa là hiện các ông lớn như BigC, Thegioididong , FPT, Viettel, Uniqlo…nói chung họ tự xây dựng hệ thống bán hàng online riêng rất chuyên nghiệp. Tương lai sẽ nhiều tay lớn khác sẽ theo con đường này.
Việc mua sắm qua Google, trên website, Fanpage vẫn là lựa chọn hàng ngày của người Việt.

Tương lai điều gì sẽ diễn ra với các sàn TMĐT Việt Nam?

Tôi đánh giá là không có một sự bùng nổ nào nữa cả, bão hòa và nó cũng chỉ là một hình thức mua sắm trong hàng chục hình thức mua sắm của người Việt hàng ngày mà thôi. Điều tôi nhận thấy ở hiện tại và tương lai ở thị trường thương mại điện tử là các “cá mập”, mỗi ông cát cứ một phương sở hữu hệ thống bán hàng chuyên nghiệp, marketing và quản trị khách hàng đồng bộ.
Còn các cá nhân tham gia vào TMĐT thì rất dễ bị hòa tan, nghĩa là lớn không nổi. Câu chuyện vẫn là bản lĩnh tới đâu, vốn tích lũy (tài chính, kinh nghiệm, mối quan hệ) được bao nhiêu để làm cho chuyên nghiệp.
 
Mega Digital

Mega Digital

Có tất cả về Digital Marketing

Bài viết mới nhất

Đăng ký nhận những thông tin mới nhất từ Megadigital

Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors