Nội dung chính
Xu hướng tiêu dùng Việt Nam 2023

Xu hướng tiêu dùng Việt Nam 2023

Hiểu xu hướng tiêu dùng tại Việt Nam sẽ giúp các nhà kinh doanh, đặc biệt là các marketer thấu hiểu nhu cầu của khách hàng và đáp ứng được những nhu cầu đó một cách tối ưu nhất. Xu hướng tiêu dùng 2023 và các năm tới đã và đang chứng kiến không ít sự thay đổi, và các bạn hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây.
Yếu tố quyết định số một cho sự thành công về kinh tế của VIệt Nam chủ yếu là cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động và thanh niên, trong đó tỷ lệ phụ nữ tham gia lao động cao, mang lại tỷ lệ phụ thuộc thấp. Việt Nam đã trải qua một thập kỷ với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 6%. Việt Nam có nhu cầu tiêu dùng hàng nội địa mạnh mẽ và con số đó sẽ ngày càng tăng trưởng trong tương lai.
Sự thay đổi sẽ diễn ra vào năm 2036 khi cơ cấu dân số thay đổi. Thách thức kinh tế nằm ở việc chuyển từ một quốc gia có thu nhập trung bình thấp sang một quốc gia có thu nhập trung bình cao khi những thay đổi dân số này diễn ra.
Bất kể sự tiêu cực và ảm đạm trong ngắn hạn trên các phương tiện truyền thông về lĩnh vực bất động sản (5.5% GDP) thì nhu cầu của người tiêu dùng trong nước (chiếm 55% GDP của Việt Nam) vẫn mạnh mẽ. Du lịch nội địa đã bổ sung và lấp đầy khoảng trống của du lịch quốc tế. Việt Nam là một quốc gia có dân số trẻ,
hiểu biết về kỹ thuật số và có tính kết nối cao. Báo cáo mới nhất “Nền kinh tế Internet Đông Nam Á năm 2022” của Google và Temasek, đại diện Cục Thương mại Điện tử (Bộ Công Thương) cho biết tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam tiếp tục là quốc gia có quy mô nền kinh tế Internet đứng thứ 3 sau Indonesia và Thái Lan, đạt 23 tỷ USD vào năm 2022.

Xu hướng tiêu dùng Việt Nam 2023

Việt Nam sẽ nổi bật như một nền kinh tế tăng trưởng cao trong mười năm tới. Dưới đây là 9 lý do chính giải thích tại sao Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia thinh vượng trong thập kỷ tới và tăng trưởng mạnh nhất ở khu vực châu Á và vươn xa hơn trên tiến trình hội nhập kinh tế thế giới.
9 lý do giúp Việt Nam trở thành quốc gia thịnh vượng trong thập kỉ tới

Thay đổi về dân số người đi làm, dân số lao động tăng cao và tỷ lệ nhóm phụ thuộc thấp.

Trong số 9 yêu tố thúc đẩy thành công của Việt Nam được trình bày trong báo cáo này, đây là yếu tố tạo nên tất cả sự tăng trưởng nhanh chóng mà Việt Nam đã trải qua trong suốt thập kỷ qua. Lý do này sẽ tiếp tục thúc đẩy nền kinh tế trong thập kỷ tới. Cơ cấu dân số Việt Nam có tỷ lệ tham gia lao động cao, chủ yếu do phụ nữ đảm nhận. Kết quả là tỷ lệ phụ thuộc giữa những người đang làm việc là những người phụ thuộc không làm việc là rất thấp.
Việt Nam có một lực lượng lao động lớn, 62% dân số trong độ tuổi lao động từ 20 đến 64. Trong độ tuổi này 88% phụ nữ đang tham gia lao động, làm việc, kiếm tiền và đóng góp vào tổng sản phẩm quốc gia của Việt Nam.
Tỷ lệ phụ nữ tham gia lực lượng lao động của Việt Nam vượt xa các quốc gia khác: Indonesia là 40% và Ấn Độ là 25%. Biểu đồ chỉ cho thấy phần trăm dân số trong độ tuổi lao động của Việt Nam. Nhìn lại một thập kỷ, dân số trong độ tuổi lao động từ 20-39 tuổi chiếm đến 57%.
Cơ cấu dân số của Việt Nam đã tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng trong mười năm qua, trong nhóm tuổi có số người đi làm cao nhất: nam giới chiếm 96% còn nữ giới chiếm 88%. Vào năm 2023, 52% dân số trong tuổi lao động từ 20-39 tuổi. Nhóm này đã lớn lên trong kỷ nguyên kỹ thuật số, vì vậy họ nhanh chóng quen thuộc và làm việc hiệu quả với công nghệ, nền tảng kỹ thuật số. Những người làm việc trong nhà máy là những người trẻ, năng động và sáng tạo. Lực lượng lao động ở Việt Nam tương đối rẻ, với mức lương tối thiểu hàng tháng ở TP.HCM là 200 đôla Mỹ. Chỉ bằng 60% mức tối thiểu ở Quảng Chây là 332 đôla Mỹ.
Cơ cấu dân số Việt Nam và tỷ lệ tham gia lao động cao làm giảm đáng kể tỷ lệ phụ thuộc xuống chỉ còn 0.7 trên một người có việc làm. Điều này thúc đẩy GDP Việt Nam tăng trưởng nhanh chóng.

Những thay đổi lớn hơn trong cơ cấu dân số Việt Nam

Quá trình đô thị hóa diễn ra đồng nghĩa với việc gia tăng mật độ dân số, người dân ở nông thôn di dân đến các thành phố lớn gây mất cân bằng dân số. Việt Nam đang trở thành một trong các quốc gia có tốc độ gài hóa dân số nhanh nhất thế giới. Những người từ 60 tuổi trở lên chiếm 11,9% tổng dân số vào năm 2019 và đến năm 2050, con số này sẽ tăng lên hơn 25%. Đến năm 2036, Việt Nam bước vào thời kỳ dân số già, chuyển từ xã hội “già hóa” sang xã hội “già”.
Các doanh nghiệp giờ đây đang đẩy mạnh các hình thức bán sản phẩm cảu mình tới nhóm tuổi trẻ, nhưng lại gặp nhiều khó khăn. Trong khi thế hệ bạc lại không nhận được sự quan tâm từu các doanh nghiệp. Việc tiếp cận và bán sản phẩm cho nhóm nhân khẩu học đang phát phiển dễ dàng hơn nhiều so với nhóm đang thu hẹp. Thế hệ bạc có tài chính phong phú hơn và có nhiều nhu cầu cần được đáp ứng.

Lợi thế nhân khẩu học của Việt Nam sẽ giảm dần từ năm 2036

Đến năm 2036, nhóm dân số trong độ tuổi lao động từ 40 tuổi chiếm đa số. Nhóm ngoài độ tuổi lao động có xu hướng kém năng động, suy yếu về sức khỏe. Cơ cấu dân số già của Việt Nam dẫn đến sự gia tăng của nhóm người già phụ thuộc. Vào cuối những năm 2030, dân số già sẽ chiếm ưu thế, đến năm 2040, xã hội sẽ phải vật lộn với việc chăm sóc người già.

Tăng trưởng GDP bình quân 5.9% trong thập kỷ qua

Việt Nam tăng trưởng GDP trong năm 2023 được dự đoán có tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.400 đô la Mỹ (USD). Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng 8% vào năm 2022, thu hút thặng dư thương mại lành mạnh, giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tăng vào tạo ra 1.700.000 việc làm mới. Chỉ số giá tiêu dùng tăng 4.4% trong quý 4 năm 2022 so với cùng kỳ năm trước, đưa mức lạm phát hàng năm lên 3.15%. Doanh thu bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 19.8% và từ lâu đã vượt qua mức trước Covid năm 2019.
Trong khi nhu cầu tiêu dùng nội địa khá lớn, thị trường vẫn tiềm ẩn rủi ro và niềm tin kinh doanh (trái ngược với niềm tin của người tiêu dùng) có phần giảm sút. Mặc dù vậy, kỳ vọng tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt 6.5%.

So sánh GDP Việt Nam và Châu Á

Vào năm 2021, GDP bình quân đầu người ở Việt Nam là 3,800 USD. Nền kinh tế Việt Nam có trình độ hợp lý gần bằng Indonesia và đi trước Philippines và Myanmar. Tuy nhiên, còn một hành trình dài phía trước để đạt được sức mạnh kinh tế như Thái Lan hoặc Malaysia. Lưu ý rằng nền kinh tế của Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan, tất cả đều bị suy giảm vào năm 2021 khi đại dịch bùng phát.

Tiến bộ kinh tế và tiêu dùng Việt Nam

Năm 2022, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt 4.100 USD và nền kinh tế tăng trưởng 8%. Việt Nam là một quốc gia am hiểu về kỹ thuật số, 97% người lớn có điện thoại thông minh. Tỷ lệ sử dụng Internet gần bằng 80% và Việt Nam có tỷ lệ dân số sử dụng dịch vụ ngân hàng cao.
Tuy nhiên, đã có một cuộc khủng hoảng về kỳ vọng kinh doanh đã xuất hiện gần đây. Niềm tin của doanh nghiệp giảm sút vào tháng 10/2022. Tính đến tháng 12/2022, 56% CEOs dự đoán các điều kiện kinh doanh sẽ xấu đi trong năm tới. Niềm tin kinh doanh sụt giảm do lo ngại về:
  • Giá tiêu dùng trong nước tăng
  • Tăng trưởng thấp hơn ở các thị trường xuất khẩu chính ảnh hưởng đến sản lượng sản xuất
  • Khó khăn trong lĩnh vực bất động sản và tài chính liên quan
Tuy nhiên, lĩnh vực bất động sản chiếm 5.5% GDP. Nó gây tổn hại cho những người hoạt động trong lĩnh vực này, nhưng không nhất thiết phải làm giảm triển vọng của toàn bộ nền kinh tế. Nhưng thật không may, tâm lý kinh doanh đã phản ứng với các tiêu đề truyền thông, những vụ bê bối và tin tức tiêu cực xung quanh lĩnh vực bất động sản xuất hiện ngày càng nhiều.

Tăng cường đầu tư và ngày càng mạnh mẽ hơn (ngành sản xuất chiếm 25% GDP)

Các hiệp định thương mại tự do đã được ký kết. Việt Nam dẫn đầu bảng xếp hạng về kết nối thương mại toàn cầu. Khả năng kết nối toán cầu của Việt Nam năm 2022 là 180%. Thương mại toàn cầu kết nối với nhau được định nghĩa là nhập khẩu cộng với xuất khẩu được tính bằng % GDP.
Kinh tế thế giới hồi phục chậm, lạm phát tăng cao ở nhiều quốc gia khiến sức mua suy giảm đã tác động mạnh đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam. Các nhà sản xuất Việt Nam đã phải chịu tác động cảu việc thị trường xuất khẩu bị đình trệ trong quý 4 năm 2022, nhưng tình hình dần cải thiện hơn vào tháng 2/2023.
Chỉ số PIM (chỉ số quản lý thu mua) theo nghiên cứu cho thấy triển vọng kinh doanh đã giảm xuống mức thấp nhất trong 14 tháng qua. Tuy nhiên đã có những tín hiệu tích cực ban đầu cho việc xuất khẩu bớt căng thẳng hơn với hoạt động kinh doanh xuất khẩu mới lần đầu tiên tăng trong 3 tháng vào tháng 1 và việc Trung Quốc mở cửa. Trong khi hoạt động sản xuất chậm lại vào quý 4 năm 2022, mức tăng trưởng đã quay trở lại vào tháng 2 năm 2023.
Kinh tế Việt Nam còn phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc, điều này tiềm ẩn rủi ro rất lớn khi chuỗi cung ứng của Trung Quốc bị gián đoạn. Các thương hiệu lớn và nhà cung cấp của họ đang mở rộng sản xuất tại Việt Nam để phụ vụ thị trường xuất khẩu ngoài Trung Quốc. Các thương hiệu này bao gồm: Samsung, Intel, Komatsu, Lenovo, Apple, Xiaomi Hanwa, LG cùng những thương hiệu khác.

Mức tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ bán lẻ tăng (bán lẻ hàng hóa và dịch vụ chiếm 55% GDP)

Nhu cầu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trong nước chiếm 55% GDP, đó là sự thúc đẩy cho nền kinh tế. Trong khi những gì đang xảy ra trong lĩnh vực bất động sản rất đáng lo ngại, đây là hai lĩnh vực chính thúc đẩy nền kinh tế: nhu cầu bán lẻ (55%) và sản xuất (25%).
Nhu cầu của người tiêu dùng đối với hàng hóa và dịch vụ bán lẻ đang tăng mạnh 20% trong năm 2021. So với nhu cầu về hàng hóa dịch vụ bán lẻ trước Covid 2019, doanh số bán lẻ đã tăng 15% vào năm 2022.
Đóng góp của thương mại hiện đại vào doanh số bán lẻ đã tăng từ 15% năm 2005 lên 26% vào năm 2022.
Hiện có 9.071 cửa hàng thương mại hiện đại trên toàn quốc. Các cửa hàng thương mại được tổ chức hiện đại, thường là tự phục vụ, có thu ngân và có điều hòa; trái ngược với giữa các cửa hàng nhỏ lẻ hoặc quầy hàng ở chợ. Có nhiều lần đóng cửa các định dạng hiện đại vào năm 2022, với mức lãi ròng chỉ là 5%. Số lượng cửa hàng trong năm 2021:
  • Siêu thị nhỏ giảm giảm 20%
  • Cửa hàng tiện lợi giữ nguyên
  • Siêu thị tăng tăng 25%
  • Nhà thuốc tăng tăng 48%

 
Bách Hóa Xanh đóng cửa nhiều nhất với 428 cửa hàng. Điều này hoàn toàn trái ngược với năm 2021 khi số lượng cửa hàng thương mại hiện đại tăng 20% và Bách Hóa Xanh chiếm 61% tổng số cửa hàng mới. Trong năm 2022, mở rộng nhiều nhất là nhà thuốc Long Châu FPT với 483 cửa hàng mới (60% là nhà thuốc mới).
Đại dịch Covid-19 đã giúp thương mại điện tử tăng doanh thu lên 60% trong năm 2021. Tỷ trọng doanh thu năm 2022 thấp hơn; tuy nhiên doanh số bán lẻ đã tăng 1 tỷ USD. Shopee là nền tảng thống trị, tiếp theo là Lazada và hàng ngàn người bán hàng online trên mạng xã hội.

Du lịch nội địa lấp đầy thâm hụt từ du lịch quốc tế

Du lịch trong nước bổ sung cho những thâm hụt từ việc suy giảm du lịch quốc tế kể từ đại dịch. Chỉ có 3% khách du lịch quốc tế vào năm 2022. Một phần ba khách du lịch trong nước vào năm 2019 là từ Trung Quốc, vì vậy sự quay trở lại của nhóm khách này và những đất nước khác dự kiến sẽ tăng lên vào năm 2023. Du lịch trong nước vẫn đang phát triển mạnh mẽ và phục hồi một cách nhanh chóng trong giai đoạn tới.
Du lịch nội địa lấp đầy thâm hụt từ du lịch quốc tế

Nền kinh tế Internet ở Việt Nam năm 2022 đạt 23 tỷ USD

Năm 2022 chứng kiến sự bùng nổ của công nghệ thông tin tại Việt Nam, khi 97% người trưởng thành sở hữu chiếc điện thoại thông minh và 79% dân số có khả năng truy cập internet. iều này đã tạo ra một sự thay đổi to lớn về trải nghiệm, sự sáng tạo và số hóa. Kinh tế internet đã đóng góp một phần không nhỏ vào GDP với tỷ lệ 5.7%, tức tương đương 23 tỷ đô la Mỹ.
Sự phổ biến của truy cập kỹ thuật số này đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển trong các lĩnh vực khác nhau. Mua sắm trực tuyến chiếm tỷ trọng lớn nhất với 60%, tiếp theo là quảng cáo, phương tiện và trò chơi với 18%. Dịch vụ xe công nghệ và giao đồ ăn chiếm 13%, trong khi du lịch trực tuyến chiếm 9%. Những con số này thể hiện mức độ chi tiêu đáng kể của người tiêu dùng và sự tăng trưởng nhanh chóng, là dấu hiệu cho thấy sự thay đổi nhanh chóng trong hành vi và ưu tiên của người tiêu dùng Việt Nam.
Trung bình người Việt Nam dành 6 tiếng mỗi ngày để truy cập internet. Chính vì vậy, smartphone đã trở thành một điểm chạm quan trọng, gây ảnh hưởng đến rất nhiều quyết định của khách hàng. Số lượng người tiêu dùng sử dụng smartphone để tra cứu thông tin sản phẩm và mua hàng đạt mức tỷ trọng ấn tượng với 59% và 53%. Theo đó, người Việt Nam có xu hướng yêu thích và tương tác nhiều hơn với các nội dung được thiết kế thân thiện với nền tảng mobile.

Tăng trưởng tài chính của hộ gia đình

Trong năm 2022, có sự gia tăng của tầng lớp trung lưu cùng với di cư đô thị và tỷ lệ sinh thấp hơn. Điều này dẫn đến quy mô các hộ gia đình nhỏ hơn và đáng chú ý hơn là các hộ gia đình có tài chính dư dả hơn một chút. Tính đến năm 2022, có tổng cộng 15.386.852 hộ gia đình có thu nhập hàng tháng trên 644 đô la Mỹ (tương đương 15.000.000 triệu đồng). Các hộ này được phân loại vào các tầng lớp kinh tế ABCD. Điều này ngụ ý rằng có tổng cộng 54.749.213 triệu người thuộc các hộ gia đình này.
ảnh.

Sự sung túc gia tăng tác động đến lối sống lành mạnh

Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng thể hiện rõ hơn việc quan tâm đến sức khỏe của mình. Họ chú ý nhiều hơn đến các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và thay đổi cách nấu ăn để có chế độ ăn uống lành mạnh. Theo thống kê, 49% đã sử dụng thực phẩm chức năng hoặc phương thuốc cổ truyền để hỗ trợ sức khỏe và ngăn ngừa các bệnh mãn tính, cụ thể là: vitamin tổng hợp, sản phẩm y học cổ truyền, khoáng chất và bổ sung collagen.
Người tiêu dùng kỳ vọng tăng cường sức đề kháng (62%), tăng miễn dịch (53%), hỗ trợ sức khỏe xương khớp (44%), tốt cho tiêu hóa (40%) và phát triển trí não (38%). Đối với phụ nữ, những lợi ích về sắc đẹp cũng được trông chờ như chống lão hóa (47%), giúp làm đẹp da và tóc (48%).
nguồn: GSO, Cimigo

Hệ sinh thái tài chính hỗ trợ cho thương mại điện tử, thanh toán điện tử và các công ty khởi nghiệp

70% người Việt Nam trưởng thành có sử dụng các dịch vụ ngân hàng vào năm 2022. Nhưng vẫn còn nhiều cơ hội cho việc bán thêm các sản phẩm tín dụng để cải thiện khả năng sinh lời của ngân hang bán lẻ. Chuyển đổi kỹ thuật số sẽ tiếp tục thay đổi hình thái của ngành hàng bán lẻ. Cải thiện trải nghiệm kỹ thuật số của khách hàng và hệ sinh thái của các sản phẩm dịch vụ kỹ thuật số là chìa khóa thành công trong tương lai.
Hệ thống ngân hàng đang thay đổi nhanh chóng, khoảng 57% dân số trưởng thành của Việt Nam sử dụng ví điện tử, trái ngược với chỉ 14% vào cuối năm 2018. Đây có thể được coi là mức thâm nhập đáng kể, tương đương với gần ba phần năm người Việt Nam là người sử dụng dịch vụ ví điện tử. Tuy nhiên, trên thị trường thương mại điện tử 88% người Việt Nam mua hàng online vẫn thích trả bằng tiền mặt. Giao dịch qua chuyển khoản ngân hàng chiếm 23% và ví điện tử chỉ chiếm 13%. Momo thống trị ví điện tử, ShopeePay thuộc trang thương mại điện tử hàng đầu, ZaloPay và sau đó là vô số ví điện tử khác đang hoạt động trên thị trường.
Việt Nam đã thu hút 2,6 tỷ USD tài trợ thông qua 233 thương vụ tư nhân trong năm 2021. Số lượng các công ty khởi nghiệp cũng tăng gấp đôi trong dịch Covid-19. Ước tính có khoảng 1.3 tỷ USD đã được huy động để tài trợ cho fintech vào năm 2021. Với mức định gái từ 1 tỷ USD trở lên, đã có 4 kỳ lân vào cuối năm 2021:
  • Sky Mavis (game – Axie Infinity)
  • Momo (ví điện tử)
  • VNPAY (ví điện tử)
  • Vinagame (Zalo và ứng dụng khác )

Sự ổn định về chính trị và việc quản lý chặt chẽ hệ sinh thái tài nguyên hỗ trợ cho quốc gia

Kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển bất chấp những vụ khủng hoảng chính trị, kinh tế đang diễn ra gần đây. Việt Nam cũng đã tích cực tham gia vào quan hệ quốc tế, thiết lập các mối quan hệ ngoại giao và đối tác với nhiều quốc gia. Sự tham gia này không chỉ tăng cường hợp tác kinh tế mà còn cho phép Việt Nam học hỏi từ kinh nghiệm của các quốc gia khác trong việc quản lý ổn định chính trị. Qua việc trao đổi kiến thức và chuyên môn, Việt Nam đã thích nghi và hoàn thiện phương pháp quản trị, từ đó củng cố thêm sự ổn định chính trị của mình.
Mega Digital

Mega Digital

Có tất cả về Digital Marketing

Bài viết mới nhất

Đăng ký nhận những thông tin mới nhất từ Megadigital

Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors