Nội dung chính
Tối ưu hóa chiến lược với phân tích SWOT

Tối ưu hóa chiến lược với phân tích SWOT

Từ các bạn sinh viên cho đến nhân viên văn phòng, việc phân tích SWOT giống như một item “must have” trong “giỏ hàng” của mỗi người khi muốn dạo chơi tìm hiểu một vòng các doanh nghiệp trên thị trường.SWOT phổ biến là thế nhưng bạn đã hiểu đúng về nó chưa, liệu bạn đã sử dụng SWOT đúng hoàn cảnh và mục đích, trả lời được đầy đủ và chính xác 4 yếu tố SWOT và xây dựng được chiến lược gì từ đó?

SWOT là gì?

SWOT là viết tắt của 4 từ khóa:

  • Strengths: điểm mạnh
  • Wealknesses: điểm yếu
  • Opportunities: cơ hội
  • Threats: thách thức

Đây là một phương pháp cho phép doanh nghiệp đánh giá một dự án hoặc kế hoạch kinh doanh bằng cách đánh giá các yếu tố nội bộ và ngoại vi ảnh hưởng đến nó. Bằng cách phân tích các yếu tố trên, doanh nghiệp sẽ có cái nhìn tổng quát nhất về chính doanh nghiệp cũng như các yếu tố tồn tại bên trong doanh nghiệp, từ đó có thể tìm ra cách tối ưu hóa chiến lược của mình, giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh và cạnh tranh trên thị trường.

Trường hợp cần sử dụng SWOT [1]

  • Đánh giá, phân tích đối thủ cạnh tranh
  • Tìm kiếm cơ hội tiếp thị
  • Quyết định chiến lực marketing
  • Quản lý rủi ro trong chiến lược kinh doanh
  • Khảo sát thị trường
  • Lập kế hoạch phát triển bản thân

Phân tích SWOT

Từ ảnh trên, bạn có thể thấy rõ rằng:

  • Tác nhân bên trong: bao gồm điểm mạnh và điểm yếu, trong đó
    • Điểm mạnh: là lợi thế của riêng doanh nghiệp, sự án, sản phẩm…của bạn. Để một trở thành điểm mạnh, yếu tố đó phải là những đặc điểm nổi trội, độc đáo mà bạn đang nắm giữ và nó phải khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Một vài lĩnh vực có thể trở thành điểm mạnh như: chất lượng sản phẩm, giá cả hợp lý, hệ thống máy móc kỹ thuật, kinh nghiệm,…
    • Điểm yếu: hiểu đơn giản là những gì bạn làm chưa tốt, là những vấn đề còn tồn tại bên trong gây khó khăn cho bạn trong việc tiến gần hơn đến mục tiêu. Để tìm ra được điểm yếu, hãy tích cực nhìn vào các phản hồi từ khách hàng, đồng nghiệp cũng như trả lời được các câu hỏi: doanh nghiệp đang chưa làm tốt ở mảng nào? (không có đội ngũ nhân viên giỏi, chưa có chiến lược kinh doanh rõ ràng…) Đối thủ cạnh tranh có gì mà mình chưa có?…
  • Tác nhân bên ngoài: bao gồm cơ hội và thách thức, trong đó
    • Cơ hội: là những tác động tới từ bên ngoài, tác động tích cực lên doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc đạt được mục tiêu. Những tác động này có thể là: thời tiết, chính sách của nước sở tại, xu hướng thị trường, đối thủ trở nên yếu kém, đối tác đầu tư/hợp tác…
    • Thách thức: là những tác nhân tiêu cực tới từ bên ngoài, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc đạt được mục tiêu (nền kinh tế suy thoái, pháp luật thay đổi, cạnh tranh thị trường gay gắt hơn, thiên tai,…)

Để hiểu rõ hơn về cách phân tích SWOT trong thực tế, hãy xem xét một ví dụ về một Công ty sản xuất đồ gia dụng. Để tìm ra cách tối ưu hóa chiến lược kinh doanh, công ty này có thể sử dụng phương pháp phân tích SWOT bằng cách đánh giá các yếu tố như sau:

  • Điểm mạnh: Công ty có các sản phẩm chất lượng cao, giá cả hợp lý và một mạng lưới phân phối rộng khắp.
  • Điểm yếu: Công ty chưa có một chiến lược tiếp thị hiệu quả, khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm còn hạn chế.
  • Cơ hội: Thị trường đồ gia dụng đang có xu hướng tăng trưởng cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng mua sắm online
  • Thách thức: có thêm nhiều công ty đồ gia dụng trong phạm vi gần, khách hàng yêu cầu cao hơn và thị trường bị ảnh hưởng bởi các sự kiện khó lường (điển hình là đại dịch COVID-19)

=> dựa trên kết quả phân tích SWOT này, công ty sản xuất đồ gia dụng có thể đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp để tối ưu hóa chiến lược của mình. Ví dụ, công ty có thể tập trung vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Với mạng lưới phân phối rộng khắp, họ cũng có thể tìm cách tăng cường chiến lược tiếp thị để thu hút khách hàng và cạnh tranh trên thị trường.

Mở rộng SWOT

Để khai thác được kết quả phân tích SWOT một cách tối ưu và hiệu quả nhất, doanh nghiệp cần:

  1. Xác định các mục tiêu chiến lược: Dựa trên kết quả phân tích SWOT, xác định các mục tiêu chiến lược cụ thể để tập trung vào các cơ hội và lợi thế của mình, đồng thời giảm thiểu các điểm yếu và rủi ro.
  2. Lựa chọn chiến lược: Sau khi có các mục tiêu chiến lược rõ ràng, đánh giá các yếu tố bên trong và bên ngoài, doanh nghiệp cần lựa chọn chiến lược phù hợp để đạt được các mục tiêu này.

Có 4 loại chiến lược chính:

– Tăng trưởng: mở rộng quy mô hoạt động- Ổn định: duy trì vị thế hiện tại- Giảm bớt: thu hẹp quy mô/thị trường hoạt động- Rút lui: rút khỏi dự án/ngừng hoạt động

  1. Triển khai chiến lược: là triển khai chiến lược đã lựa chọn thông qua việc phát triển các kế hoạch và chính sách cụ thể. Doanh nghiệp cần xác định rõ trách nhiệm của từng bộ phận và nhân viên trong quá trình triển khai chiến lược.
  2. Đánh giá và điều chỉnh: Cuối cùng, doanh nghiệp cần thường xuyên theo dõi và đánh giá việc triển khai chiến lược để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế. Đây là bước quan trọng để đảm bảo thành công của chiến lược.

Mô hình SWOT của Coca-Cola [2]

Điểm mạnh

  • Tính nhận diện thương hiệu mạnh
  • Định giá thương hiệu cao
  • Mở rộng phạm vi tiếp cận toàn cầu
  • Sự liên kết thương hiệu vầ lòng trung thành của khách hàng
  • Thị phần chiếm ưu thế
  • Hệ thống phân phối lớn mạnh
  • Các thương vụ mua lại
  • Tái định vị danh mục đầu tư
Điểm yếu

  • Mối quan tâm về sức khỏe của khách hàng
  • Bao bì không thân thiện với môi trường
  • Vấn đề về quản lý chất thải
  • Đâ dạng hóa sản phẩm thấp
  • Còn yếu về công nghệ
Cơ hội

  • Tăng cường sự hiện diện ở các ngước đang phát triển
  • Mang lại hệ thống chuỗi cung ứng liên tiếp
  • Tiếp thị tăng cường (tiếp thị các thương hiệu lành mạnh hơn trong cùng hệ thống)
Thách thức

  • Người tiêu dùng ngày càng nâng cao ý thức về sức khỏe
  • Vấn đề về môi trường
  • Sự cạnh tranh gia tăng (Pepsi)
  • Cạnh tranh gián tiếp (Lipton, Nescafe, Starbucks…)
Source:
[1] Sơ lược về phân tích SWOT – Saga.vn
[2] Mô hình SWOT của Coca-Cola – Mekongsoft

Xem thêm: Viral Site và những điều khủng khiếp bạn không thể ngờ tới

Mega Digital

Mega Digital

Có tất cả về Digital Marketing

Bài viết mới nhất

Đăng ký nhận những thông tin mới nhất từ Megadigital

Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors