Số lượng KOL chuyển hướng sang làm KOC đang có xu hướng nhiều hơn. Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều người chưa biết đến nghề KOC và còn nhầm lẫn giữa KOC và KOL.
Vậy KOC là gì và KOC có điểm gì khác với KOL? Tại sao nhiều nhãn hàng và doanh nghiệp hiện nay đang dần dịch chuyển sang KOC marketing thay vì KOLs hay người nổi tiếng như trước? Mega Digital sẽ cùng bạn giải đáp thắc mắc!
KOC là gì?
KOC – Key Opinion Consumer (người tiêu dùng chủ chốt) là những người tiêu dùng có ảnh hưởng trên thị trường. Họ có nhiệm vụ chính là trở thành những khách hàng đầu tiên dùng thử các sản phẩm, dịch vụ sau đó đưa ra những nhận xét, đánh giá của mình mang tính chuyên môn khách quan nhất dưới góc nhìn của một khách hàng đã sử dụng dịch vụ/sản phẩm.
Ưu điểm “ăn tiền” của KOC chính là những trải nghiệm chân thực. Điều này sẽ là yếu tố quan trọng khiến những người tiêu dùng bình thường khác tin tưởng và quan tâm hơn, từ đó sẽ nâng cao khả năng quyết định mua hàng của người tiêu dùng.
Xu hướng KOC marketing đang được xem là đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của ngành thương mại điện tử và có tác động mạnh mẽ tới người tiêu dùng hơn là KOL.
Một số gương mặt KOC tiêu biểu tại thị trường Việt Nam có thể kể đến như:
- Call Me Duy: lĩnh vực làm đẹp (review mỹ phẩm, chia sẻ kiến thức về trang điểm) – quán quân KOC Vietnam 2022.
- Châu Muối: lĩnh vực đời sống (du lịch, review đồ gia dụng, trang trí nhà cửa, thực phẩm).
- Anh Em TV: lĩnh vực công nghệ (review đồ công nghệ)
Phân biệt KOC và KOL
KOL – Key Opinion Leaders là những người có sức ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội.
- Mức độ phổ biến
- KOL: các thương hiệu thường sẽ chủ động tiếp cận KOL và mời họ dùng thử sản phẩm miễn phí, sau đó quảng bá tới người tiêu dùng.
- KOC: KOC sẽ đứng trên cương vị của người tiêu dùng, bắt đầu quá trình sư dụng sản phẩm trước. Sau đó, quá trình đánh giá sản phẩm sản diễn ra và chi phí mà thương hiệu chị trả cho họ sẽ dựa theo mức hoa hồng của sản phẩm đó.
- Quy mô khán giả
- KOL: các KOL sẽ được phân cấp dựa trên số lượng follow trên các nền tảng mạng xã hội (Facebook, TikTok, Instagram, Youtube). Người có sức ảnh hưởng càng lớn, giá quảng cáo càng cao.
- Macro-influencers: bao gồm các Celebrities (người nổi tiếng) và KOL cấp bậc 1 (những Influencer có khoảng từ 10.000 đến 1 triệu follower)
- Nano-influencers: bao gồm các KOL cấp bậc 2 (từ 5.000 đến 10.000 followes) và các KOL cấp bậc 3 (từ 1.000 đến 5.000 followers)
Tùy vào từng chiến dịch mà các thương hiệu sẽ lựa chọn KOL phù hợp với “túi tiền” của mình.
- KOC: đa số có lượng theo dõi thấp hơn KOL, nhưng lại nhận được nhiều sự tin tưởng từ người tiêu dùng hơn. Hiệu quả mà KOC đem lại có thể rất đáng mong đợi do họ review dựa trên trải nghiệm và đánh giá khách quan trên cương vị là người đã sử dụng sản phẩm/dịch vụ.
- Tính chuyên môn
- KOL: các KOL hiện nay gặp phải một rào cản, đó là người tiêu dùng càng ngày càng khó tính trong việc tiếp nhận thông tin. Họ dễ dàng nhận ra được sản phẩm nào được PR và sản phẩm nào được nhận được review tốt thật sự.
KOL thường là những người nổi tiếng, sở hữu chuyên môn và tầm ảnh hưởng nhất định trong một lĩnh vực nào đó liên quan đến sản phẩm dịch vụ. KOLs có thể là một đầu bếp nổi tiếng, ngồi sao điện ảnh, người mẫu, beauty blogger…
- KOC: đóng vai trò là một người tiêu dùng thật sự, đưa ra cảm nhận chân thật của bản thân sau khi dùng thử sản phẩm.
Mặc dù không có kiến thức chuyên sâu về sản phẩm nhưng nhờ những nhận xét chân thực và khách quan nhất, KOC có được sự tin tưởng từ phía khách hàng. Những bài review của KOC được tổng kết lại từ những trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ thật sự, không hề mang tính quảng cáo cho thương hiệu.
- Tính chủ động
- KOL: trên hiện trường hiện nay có không ít các dịch vụ booking quảng cáo KOL, chính vì thế các thương hiệu nhanh chóng tiếp cận và kết nối với KOL. Khách hàng và thương hiệu khi thuê KOL sẽ thanh toán chi phí hoa hồng bằng tiền mặt hoặc bằng chính sản phẩm/ dịch vụ mà họ nhân quảng cáo.
- KOC: việc mua sắm, lựa chọn sản phẩm, trải nghiệm và đánh giá của KOC không bị phục thuộc vào bất cứ thương hiệu hay doanh nghiệp vào. Họ sẽ chủ động lựa chọn sản phẩm và đưa ra những nhận xét chân thực chứ không nhất quyết phải theo kịch bản có sẵn từ thương hiệu.
KOC marketing đang dần thay thế KOL
- Khách hàng mua sắm một cách thông minh
Hiện nay có vô vàn sự lựa chọn từ dòng sản phẩm cho đến nơi bán. Ngày càng trở nên cảnh giác với quảng cáo, PR lộ liễu, khách hàng đang bắt đầu “khó tính” hơn trong quá trình mua sắm. Trước khi ra quyết định mua hàng, họ luôn tiến hành tìm kiếm thông tin sản phẩm một cách kỹ lưỡng trên nhiều nền tảng khác nhau và niềm tin của họ chuyển dần sang những người ít nổi tiếng – người tiêu dùng bình thường như họ.
- Đánh giá chân thật
KOC đưa ra đánh giá khách quan về cả lợi ích và hạn chế của sản phẩm dựa trên trải nghiệm thực tế. So với KOL marketing, KOC thông tin mà KOC mang đến chân thực và hữu ích hơn, tạo được nhiều niềm tin hơn đối với người tiêu dùng. Chính vì vậy càng ngày càng có nhiều thương hiệu sử dụng KOC trong các chiến dịch quảng bá sản phẩm của họ.
- Tiết kiệm chi phí
Doanh nghiệp sẽ phải trải một khoản chi phí đáng kể gọi là phí booking (mức phí này dựa trên độ nổi tiếng của KOL, KOLs càng nổi tiếng thì doanh nghiệp càng phải trải mức phí cao) khi làm việc với KOL, ngoài ra còn có các chi phí phát sinh khách trong quá trình KOL phát triển nội dung hoặc các sản phẩm truyền thông đi kèm chiến dịch.
Trong khi đó, thương hiệu chỉ phải thanh toán tiền hoa hồng dựa trên số lượng đơn hàng thành công hoặc mức độ tương tác mà KOC mang lại.
- Tăng doanh thu hiệu quả
KOC giúp tăng độ phủ sóng thương hiệu, tăng lòng tin của khách hàng mục tiêu đối với thương hiệu, thúc đẩy chuyển đổi ra đơn hàng.
Những đánh giá cá nhân thông qua các bài viết chia sẻ trên mạng xã hội sẽ mang đến cho người dùng những trải nghiệm chân thực, từ đó thúc đẩy quyết định mua hàng và tăng thu nhập hiệu quả cho doanh nghiệp.
KOC kiếm tiền như thế nào?
Giữa KOL và KOC không có sự khác biệt nhiều về hình thức kiếm tiền. Cả 2 lĩnh vực đều có thể tạo ra thu nhập từ các hình thức như:
- Affiliate Marketing (tiếp thị liên kết): là một mô hình kiến tiền online khá phổ biến hiện nay, thường áp dụng cho các sản phẩm hoặc dịch vụ của người bán thông qua các link (đường liên kết). Trong bài đánh giá của mình, các KOC sẽ gắn kèm link mua sản phẩm mà mình đã sử dụng và sẽ nhận được hoa hồng nếu như có khách hàng mua hàng thông qua đường link đó.
- Nhận booking PR, tham gia sự kiện: đối với những KOC có mức độ nổi tiếng nhất định, họ còn có thể kiếm tiền qua những lời mời trải nghiệm dịch vụ hoặc đến tham gia sự kiện ra mắt sản phẩm mới của các thương hiệu, nhãn hàng. Hình thức nhận booking PR và tham gia sự kiện này cũng mang về cho họ không ít thu nhập.
- Livestream: Livestream bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội (Facebook, Instagram, TikTok) có vẻ như không còn xa lạ gì với hầu hết người tiêu dùng hiện đại và trở thành làn sóng bùng nổ giữa thời buổi công nghệ phát triển như hiện nay. Hình thức này thịnh hành đến mức nền tảng TikTok đã phải cho ra đời Tik Tok Shop để phục vụ nhu cầu booking KOC từ các cửa hàng, thương hiệu. Các KOC vừa có thể trò chuyện với khách hàng vừa bán hàng nhanh chóng. Đồng thời, livestream trên TikTok Shop còn mang lại hiệu quả và sự tiện lợi cao khi người xem có thể bấm vào link ngay bên dưới để mua hàng trong khi theo dõi livestream mà không cần chuyển sang trang khác.
Tiêu chí đánh giá KOC
Mức độ phù hợp (Relevant), Hiệu suất (Performance) và Tăng trưởng (Growth) là ba yếu tố được sử dụng để đánh giá chất lượng của KOC hiện tại.
- Relevant
Với điểm phù hợp cao (trên 60%), lĩnh vực mà một KOC có kinh nghiệm và thường xuyên làm việc và chia sẻ sẽ được đánh giá và nằm trong bảng xếp hạng của Influencer.
Đây là chỉ số cho thấy mức độ phổ biến của nội dung mà KOLs chia sẻ trên các trang mạng xã hội. Nó cũng sẽ là một tiêu chí để xác định mức độ liên quan của KOL đối với thương hiệu và lĩnh vực.
- Performance
Chỉ số này đo lường mức độ hiệu quả của hoạt động tiếp thị và truyền thông liên quan đến sản phẩm của KOL đã tăng doanh thu cho thương hiệu.
KOLs có ảnh hưởng sẽ là những người có thể tạo ra những tài liệu hấp dẫn và đánh vào tâm lý của đối tượng mục tiêu.
- Growth
Để chiến dịch Influencer Marketing thành công, các công ty phải liên tục phát triển và sản xuất nội dung mới dựa trên thông tin về sản phẩm của họ.
Nhãn hàng sẽ lựa chọn những KOC có lượng người hâm mộ làm đối tượng mục tiêu của khách hàng doanh nghiệp để có chiến dịch quảng cáo hiệu quả nhất, dựa trên việc cập nhật các xu hướng tiêu dùng.
Ngoài ra, KOC còn phải có khả năng chiếm được lòng tin của khách hàng và tạo ra một số ảnh hưởng đến thị trường mục tiêu của công ty, từ đó hỗ trợ trong việc quảng bá sản phẩm, tăng trưởng cơ sở dữ liệu khách hàng và tăng trưởng doanh số bán hàng của thương hiệu.
Source: FieldCheck