Khi Gen Z ngày càng thống trị thị trường số, các thương hiệu cần phải mở rộng vai trò của social media trong các chiến dịch marketing của họ bởi vì các nền tảng xã hội đã trở thành mảnh đất màu mỡ để tương tác với những người mua sắm thuộc thế hệ này.
Catharine Meketa-Poirot, phó chủ tịch điều hành tại QuickFrame của MNTN cho biết: “Chúng tôi gọi họ là những người bản địa của vùng đất kỹ thuật số, họ dành rất nhiều thời gian bên cạnh các thiết bị thông minh. Họ cũng đã lớn lên trong thế giới mà tất cả mọi thứ cần thiết đều có thể mua sắm trực tuyến mà không đến các cửa hàng nhiều như các thế hệ trước.”
Thương mại trực tuyến đang chuyển mình để phù hợp hơn với Gen Z – thế hệ tiêu dùng, quảng bá và mua sắm các sản phẩm trên social, đang giúp mở rộng thị trường thương mại kỹ thuật số. Các thương hiệu muốn tìm cách kết nối với Gen Z phải tận dụng tối đa tất cả các phương tiện truyền thông xã hội, đa dạng định dạng như video và công nghệ AR trong bối cảnh social media liên tục phát triển. Thương hiệu mang lại trải nghiệm đích thực là những thương hiệu sẽ giữ chân Thế hệ Z và khiến họ trung thành với thương hiệu hơn.
Từ AR đến video, các doanh nghiệp đang mở rộng “bảng màu social media” của mình
Với nhóm người tiêu dùng thuộc Gen Z, các thương hiệu đang đẩy mạnh thêm các chiến dịch truyền thông trên mạng xã hội vượt ra ngoài phạm vi sử dụng content chữ. Họ đang thử nghiệm các công nghệ tương tác mới để thu hút người dùng trong quá trình tiếp cận thị trường.
Ví dụ, ứng dụng thực tế ảo tăng cường (AR lenses) đang ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong lĩnh vực thời trang và làm đẹp. Những tính năng mới trên các nền tảng mạng xã hội này giúp các thương hiệu thu hút, tương tác với khán giả Gen Z, cho phép người dùng thử son môi hoặc kem nền ngay trên da của họ. Hoặc người dùng cũng có thể thử quần áo trước khi mua.
Tuy nhiên, công nghệ này có thể tốn kém và không phải thương hiệu nào cũng có thể triển khai chúng một cách hiệu quả trong các chiến dịch tiếp thị. Nhưng theo Meketa-Poirot, các thương hiệu thiếu nguồn lực lớn vẫn có thể tăng cường sự tương tác thông qua các tính năng xã hội tương tác như video và công cụ thương mại.
Gen Z tương tác với các phương tiện, chẳng hạn như video, nhiều hơn bất kỳ định dạng nào khác trên mạng xã hội, vì vậy thương hiệu cần ưu tiên nội dung này. Điều này có thể làm thay đổi chiến lược, nhưng việc tạo tương tác với tệp khán giả trẻ này là rất quan trọng.
Thu hút Gen Z bằng viral content (nội dung lan truyền)
Theo Meketa-Poirot, video có khả năng cho ra kết quả tốt hơn với Gen Z so với bất kỳ nội dung tĩnh nào, vì nó thu hút người dùng vào trải nghiệm thương hiệu. Ngoài ra, hiệu quả của video đối với thế hệ Z đang thúc đẩy nhiều thương hiệu tạo nội dung cho TikTok có thể được chuyển thể sang các nền tảng mạng xã hội khác thay vì ngược lại (điều này đã từng là xu hướng truyền thông truyền thống).
Các thương hiệu cũng đang thử nghiệm các nền tảng xã hội khác nhau để xem cái nào phù hợp nhất. Việc thử nghiệm và điều chỉnh tổng thể là công thức để thành công với khán giả Gen Z, người thường ủng hộ các thương hiệu liên tục tạo ra nội dung mới mẻ phù hợp với cuộc sống của họ.
Lưu ý rằng, đừng quá xa đà vào việc tạo ra một video viral. Thay vào đó hãy tạo ra một nội dung tuyệt vời về thương hiệu và sản phẩm của bạn và khiến nó trở nên viral.
Sự chân thực là điều quan trọng trong quá trình Marketing cho Gen Z
Gen Z không muốn phải tiếp nhận quảng cáo theo cách truyền thống, họ muốn được trải nghiệm nó. Ngay cả khi thương hiệu của bạn là một thương hiệu lớn đang trên đà phát triển, điều đó không còn quan trọng nữa nếu như bạn thực hiện quảng cáo một cách quá đà. Người tiêu dùng nói chung và Gen Z nói riêng hoàn toàn có thể nhận ra điều đó.
Tại sao Gen Z chuộng nội dung do những người dùng khác tạo ra
Trước đây, UGC (User-generated content) – nội dung được tạo bởi người dùng đã phải vật lộn để được phổ biến đến nhiều người hơn trên các nên tảng như Youtube, nhưng Gen Z hiện này hoàn toàn chấp nhận nó. Những nội dung được tạo ra bởi cá nhân người dùng dễ dàng kết nối được với thế hệ này bởi nó thể hiện tính chân thực của thương hiệu. Thay vì những nội dung bóng bẩy được trau chuốt kỹ mà Gen Z cho rằng đó là “giả tạo” thì họ quan tâm đến những trải nghiệm thực tế từ những người dùng thực tế hơn.
UGC làm chủ trên tất cả các nền tảng này. Trước đây, Facebook là nền tảng được các thương hiệu ưu tiên tạo nội dung, nhưng giờ đây đã có sự chuyển đổi. Nhiều thương hiệu đã lựa chọn bắt đầu từ TikTok và sau đó họ sẽ chạy nội dung đó ở những nơi có liên quan trên các nền tảng khác như Facebook.
Gen Z cũng là thế hệ đa dạng nhất, vì vậy các thương hiệu đang sử dụng một loạt đại sứ và người ảnh hưởng, tập trung vào các chủ đề thu hút để thúc đẩy sự tương tác. Điều này bao gồm việc tạo ra sự đa dạng của nội dung do người dùng tạo ra để kết nối với khán giả trên các nền tảng. Nhưng dù Gen Z gặp thương hiệu ở đâu, họ sẽ có xu hướng tương tác hơn nếu nội dung đó mang tính xác thực cao. Họ không quan tâm nó có chất lượng ra sao; họ muốn một nội dung mang tính giải trí và cộng hưởng với trải nghiệm của họ.
Lý do khiến UGC tạo được tiếng vang là do tính xác thực – nó không tốn nhiều công sức và phù hợp với xu hướng trải nghiệm nội dung của Gen Z. Khi các thương hiệu hiểu rõ những thay đổi này, công nghệ, sở thích của khán giả và định dạng nội dung trên mạng xã hội sẽ tiếp tục phải triển. Các marketer phải ưu tiên sở thích và nội dung của Gen Z để luôn phù hợp và khuyến khích họ mua trong dài hạn.