Nội dung chính
Sự khác biệt giữa phễu bán hàng và phễu marketing

Sự khác biệt giữa phễu bán hàng và phễu marketing

Lợi nhuận luôn là một yếu tố cần thiết không chỉ cho sự liên tục trong kinh doanh mà còn cho sự sống còn của doanh nghiệp. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần phải tham gia tích cực vào các hoạt động dẫn đến việc chuyển đổi bán hàng. Sales và Maketing là hai phương pháp thông dụng để tạo ra doanh số. Thông thường, Sales và Marketing là 2 bộ phận riêng biệt với mục tiêu và cách vận hành khác nhau. Tuy nhiên, giữa 2 bộ phận vẫn còn tồn tại ranh giới khá mờ nhạt vì cả 2 đều là những thuật ngữ gần như tương đồng trong môi trường kinh doanh. 2 khái niệm này trở nên phức tạp hơn khi đề cập đến những khái niệm như funnel, hoặc trải nghiệm của khách hàng từ khách hàng tiềm năng đến người mua. Bài viết này sẽ giải thích cho câu hỏi “Giữa phễu bán hàng và phễu marketing có sự khác biệt nào không?”.

Phễu bán hàng là gì?

Phễu bán hàng là một hệ thống hướng khách hàng tiềm năng từ giai đoạn tiếp cận đến giai đoạn mua hàng. Mặc dù có rất nhiều mô hình kinh doanh khách nhau nhưng các công cụ tự động hóa bán hàng để chuyển tiếp khách hàng tiềm năng qua các giai đoạn bán hàng khác nhau trở nên rất phổ biến, từ đó đảm bảo cho dữ liệu về khách hàng tiềm năng không bị mất. Tuy nhiên, để phễu bán hàng có hiệu quả như mong muốn, hệ thống automation phải có sự nhất quán và liên kết chặt chẽ từ quy trình này đến quy trình khác vì hành vi của người tiêu dùng luôn chịu tác động từ mỗi giai đoạn trong phễu bán hàng khác nhau
Ưu điểm của phễu bán hàng:
  • Tăng doanh số bằng cách tạo sự tin tưởng cho khách hàng.
  • Phễu bán hàng có thể xác định các vấn đề trong quá trình bán hàng và cho phép các biện pháp sửa đổi cần thiết.
  • Cải thiện hệ thống tự động hóa quy trình bán hàng.
Bốn giai đoạn của phễu bán hàng bao gồm:
  • Nhận thức: đây là thời điểm thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng (thông qua poster, email, quảng cáo hoặc qua tìm kiếm trên Google)
  • Quan tâm: ở giai đoạn này, khách hàng tiềm năng sẽ nghiên cứu sản phẩm/dịch vụ của bạn và có sự so sánh giữa các sản phẩm khác cùng loại
  • Ra quyết định: người tiêu dùng sẵn sàng thực hiện việc mua hàng – Đây là giai đoạn tốt nhất để bạn đưa ra những chương trình ưu đãi (mã giảm giá, freeship…) để thu hút khách hàng
  • Hành động: người tiêu dùng mua sản phẩm/dịch vụ của bạn. Mặc dù đây là giai đoạn cuối cùng nhưng đây lại là giai đoạn bạn nên tập chung vào việc giữ chân khách hàng bằng cách cũng cấp các dịch vụ chăm sóc sau bán hàng
Một phễu bán hàng phù hợp là một phễu bán hàng:
  • Thu hút đủ lượng khách hàng mục tiêu
  • Tạo được sự tin tưởng từ khách hàng tiềm năng đến mức có thể chia sẻ thông tin cá nhân cơ bản
  • Thực hiện bán hàng thông qua các nỗ lực bán hàng
  • Đảm bảo khách hàng quay lại mua hàng thêm lần 2,3,4…

Phễu marketing là gì?

Đây là quá trình chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng. Điều này không chỉ giúp khách hàng tiềm năng hiểu thêm về thương hiệu mà còn cho phép doanh nghiệp hình dung ra hành vi khách hàng, từ đó đưa ra các chiến lượng hỗ trợ Marketing hiệu quả.
Phễu Marketing được chia thành:
  • Tạo Lead: bao gồm các hoạt động chủ yếu nhằm giới thiệu hoặc mang đến cho khách hàng nhận thức về thương hiệu (như tiếp thị truyền thông đa kênh, content marketing, quảng cáo online…)
  • Chăm sóc Lead: là bước tiếp theo sau tạo lead. Tại đây sẽ tạo nên một mối quan hệ phát triển giữa khách hàng tiền năng và thương hiệu
Các quá trình của phễu Marketing:
  • Nhận thức: thuộc giai đoạn tạo lead. Tạo sự chú ý cho khách hàng thông qua quá trình nghiên cứu khách hàng tiềm năng và sau đó là các chiến dịch marketing (quảng cáo qua mạng xã hội, các sự kiện, hội thảo trực tuyến…)
  • Quan tâm: bước này liên quan đến việc thương hiệu của bạn có minh bạch về sản phẩm, thông tin về công ty…hay không. Đây là giai đoạn tốt nhất để các thương hiệu thiết lập mối quan hệ gần hơn với khách hàng tiềm năng
  • Xem xét: khách hàng tiềm năng có thể nhận được nhiều thông tin hơn về sản phẩm thông qua nhiều kênh khách nhau (email tự động, tin nhắn…)
  • Ý định: đây là giai đoạn dành cho các khách hàng tiềm năng đã có ý định mua sản phẩm thông qua khảo sát hoặc khi khách hàng đó cho sản phẩm của bạn vào giỏ hàng
  • Đánh giá: ở đây, khách hàng tiềm năng đang trong quá trình đưa ra quyết định có mua dịch vụ/sản phẩm của bạn hay không. Lúc này cần sự phối hợp của cả bộ phận Sales và Marketing để thuyết phục khách ra quyết định mua hàng

So sánh Phễu bán hàng và Phễu Marketing

 
Giống nhau:
  • Cả hai đều giúp doanh nghiệp nắm bắt được hành vi khách hàng
  • Cả hai đều nhắm tới mực đích tối đa hóa doanh thu thông qua việc nhận diện thương hiệu hoặc nhận diện sản phẩm
  • Cả hai đều có quy trình, chiến lược và công cụ để tối ưu hóa từng giai đoạn
Khác nhau
  • Về định nghĩa: Phễu bán hàng đề cập đến một hệ thống hướng dẫn khách hàng tiềm năng từ giai đoạn tiếp thị đến giai đoạn chuyển đổi. Trong khi đó Phễu Marketing đề cập đến quá trình chuyển đổi một khách hàng tiềm năng thành khách hangf
  • Trọng tâm: Trong khi phễu bán hàng tập trung vào việc bán được nhiều sản phẩm/ dịch vụ thì phễu marketing tập trung nhiều hơn vào việc nhận diện thương hiệu và hình ảnh doanh nghiệp, đưa thương hiệu đến gần hơn với người tiêu dùng.
  • Vấn đề quan tâm: trong khi phễu bán hàng duy trì sự quan tâm của người tiêu dùng thì phễu marketing tạo ra sự quan tâm cho người tiêu dùng

Tóm lại

Phễu bán hàng và phễu merketing có sự khác biệt nhưng cả 2 đều đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút và duy trì khách hàng. Phễu bán hàng tập trung vào việc bán hàng trong khi phễu marketing tập trung vào việc nhận diện thương hiệu và hình ảnh của doanh nghiệp.

Source: Difference Between Sales Funnel and Marketing Funnel – differencebetween.net

Mega Digital

Mega Digital

Có tất cả về Digital Marketing

Bài viết mới nhất

Đăng ký nhận những thông tin mới nhất từ Megadigital

Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors