Nội dung chính
Scent Marketing – Nghệ thuật marketing bằng mùi hương

Scent Marketing – Nghệ thuật marketing bằng mùi hương

Marketing bằng mùi hương? Nghe qua có vẻ sẽ chỉ áp dụng với sản phẩm đặc trưng về mùi. Mình thấy và cũng gặp rất nhiều case thành công về mặt marketing. Nhưng trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ dưới góc độ dành cho mảng F&B.

Scent Marketing là gì?

Scent Marketing là chiến lược marketing bằng mùi hương – một cách tiếp cận khá mới trong lĩnh vực marketing. Đây là cách thú vị và hiệu quả để tiếp cận khách hàng và tạo sự kết nối tinh tế với họ. Mùi hương có thể gợi lên những ký ức, cảm xúc và cảm nhận về một thương hiệu hoặc sản phẩm, ngoài ra còn là một cách để thúc đẩy nhận thức về thương hiệu của bạn thông qua mùi hương.

Một số cách thực hiện chiến lược Marketing bằng mùi hương

Tạo ra một mùi hương đặc trưng cho thương hiệu của bạn

Một mùi hương đặc trưng cho thương hiệu sẽ giúp khách hàng dễ dàng nhận ra, gợi nhớ đến thương hiệu từ đó và hình thành nên liên kết thương hiệu với một mùi hương cụ thể.

Khách sạn The Fullerton Bay nổi tiếng với “Mùi hương Fullerton” – là một trong những ví dụ về cách doanh nghiệp ở Singapore sử dụng mùi hương như một công cụ tiếp thị nhằm tạo ấn tượng lâu dài cho khách hàng. Ảnh: Tripadvisor

Sử dụng mùi hương trong các sự kiện

Sử dụng mùi hương trong các sự kiện như triển lãm, hội chợ hay buổi giao lưu giúp tăng tính tương tác với khách hàng của bạn.

Sử dụng mùi hương trong cửa hàng

Sử dụng mùi hương trong cửa hàng của bạn để tạo một không gian mua sắm độc đáo và tạo nên ấn tượng tốt với khách hàng.

85% khách hàng cho rằng họ có khả năng mua hàng từ những cửa hàng có hương thơm ấn tượng. Ảnh: freepik

Tạo ra các sản phẩm có mùi hương đặc biệt

Tạo ra các sản phẩm có mùi hương đặc biệt để tạo ra tính khác biệt với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.

Sử dụng mùi hương trong quảng cáo

Sử dụng mùi hương trong quảng cáo của bạn để gia tăng khả năng gợi nhớ và ấn tượng của khách hàng với thương hiệu.

Bảng quảng cáo The Bloom tỏa ra mùi hương. Thực ra, mùi thơm được đặt trong một chiếc hộp đặc biệt, được đặt phía sau bảng quảng cáo và được tỏa ra bằng một chiếc quạt được lắp đặt bên trong quảng quảng cáo. Ảnh: iCharm

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng mùi hương có thể làm phiền một số khách hàng. Do đó cần phải đảm bảo rằng mùi hương được sử dụng phù hợp và không quá nặng. Ngoài ra, việc sử dụng mùi hương cũng cần phải tuân thủ các quy định về sức khỏe và an toàn.

Đôi khi, sử dụng mùi quá nặng lại đem lại hiệu quả tuyệt vời. Mình sẽ phân tích một vài ví dụ dưới đây.

Quán ăn ở khu phố ẩm thực

Khi bạn đi vào một khu phố ăn uống, cái nào cũng bài trí đẹp, cái nào cũng hay thì cái duy nhất bạn để ý chỉ có thể là mùi hương. Mình không nói đến việc bạn chủ đích tìm đến quán cụ thể nào đó nhé. Việc bạn lượn lờ quanh khu phố để tìm quán ăn thì mùi hương chính là điểm thu hút.

Khi mà đồ ăn chất lượng, hương thơm bay khắp phố thì tất nhiên là được thu hút rồi. Khi này quán ăn lại đem đồ chế biến ra gần đường, đủ để khách hàng nhìn thấy, kết hợp với mùi hương nữa là vừa đánh vào khứu giác vừa đánh vào thị giác của khách hàng.

Về cơ bản thì quán ăn cũng phải ở nơi thuận tiện nữa, lượng khách vãng lai cao thì có khả năng phát sinh nhu cầu cao.

Chinatown tại Bangkok – Thái Lan. Ảnh: Wikipedia

Quán bán hàng rong

Không phải vô tình mà quán hàng rong hay gần cạnh bến xe bus đâu. Mình bỏ qua vấn đề là người tại những địa điểm đó khá đông nha. Còn vấn đề nữa là mấy quán hàng rong hay xuất hiện lúc sáng sớm hoặc chiều tốt lúc tan ca đúng không.

Bạn có để ý là mấy quán đó hay bán đồ có mùi rất thơm và đặc trưng (quen thuộc) với mọi người không. Thử nghĩ xem, khi bạn từ xe bus bước xuống, từ lúc đã quá quen với mùi trên xe thì tới khi có mùi “lạ”, lập tức bạn phát hiện ra ngay. Phát hiện thì bạn sẽ tò mò tìm kiếm xem mùi hương đó phát ra từ đâu. Mà mấy mùi của quán hàng rong đó gây cho bạn cảm giác đói, mà đói thì cần ăn. Khi này phát sinh ra nhu cầu, mà “tình cờ” là nhu cầu lại có ngay giải pháp bên cạnh thì việc hành động chỉ là vấn đề đơn giản.

Quán bán đồ ăn nhanh

Khi bạn đang đi đến ngã tư thì bạn ngửi thấy mùi hương rất thơm (mùi đồ ăn). Quanh đó lại chỉ có vài cửa hàng đồ ăn nhanh (bỏng ngô, đùi gà…), khi này mùi hương thơm nồng thừ đầu phố đến cuối phố, người đi qua ai cũng để ý.

Thử hỏi đến cung đường ấy, một ngày có bao nhiêu lượt người qua lại đều ngửi thấy mùi thơm đó thì sẽ như thế nào?

Tóm lại

Ở trong các trường hợp kể trên đều có áp dụng 1P trong Marketing 4P đó là Place (vị trí). Không phải tự nhiên lại chọn vị trí này mà không phải vị trí khác. Tại sao lại đưa khu vực chế biến ra gần với đường đi lại, không phải ngẫu nhiên họ lại kích phát mùi hương thơm nồng ở quanh khu vực đó.

Marketing bằng mùi hương là cách thu hút khách vãng lai dễ nhất. Mắt nhìn có thể giống nhau nhưng cảm nhận về mùi hương lại khác nhau.

Xem thêm: Marketing 5.0: Thách thức thay đổi tư duy

Mega Digital

Mega Digital

Có tất cả về Digital Marketing

Bài viết mới nhất

Đăng ký nhận những thông tin mới nhất từ Megadigital

Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors