Nội dung chính
Mô hình kinh doanh Canvas – Ưu và nhược điểm

Mô hình kinh doanh Canvas – Ưu và nhược điểm

Bạn có ý tưởng kinh doanh mới nhưng không biết bắt đầu như thế nào? Bạn muốn cải thiện mô hình kinh doanh hiện tại của mình? Bạn cảm thấy choáng ngợp khi nhìn vào kế hoạch kinh doanh của mình? Có một kỹ thuật có thể cung cấp cho bạn giải pháp giải quyết tất cả vấn đề trên chỉ tỏng 1 trang giấy, đó chính là mô hình kinh doanh Canvas.
Trong bài viết này, Mega Digital sẽ giúp bạn hiểu được Mô hình kinh doanh Canvas (MHKD Canvas) là gì và cùng bạn từng bước tạo một mô hình kinh doanh như vậy.

Mô hình kinh doanh Canvas là gì?

Mô hình kinh doanh Canvas là một bản kế hoạch mô tả cách doanh nghiệp sẽ dự định kinh doanh. Bản kế hoạch giải thích đối tượng khách hàng của bạn là ai và cách bạn mang lại giá trị cho tệp khách hàng đó, cùng với các chi tiết khác liên quan đến tài chính. Điều đặc biệt là MHKD Canvas cho phép bạn xác định được những thành phần chi tiết khác nhau chỉ trên một trang giấy duy nhất.
MHKD Canvas là một công cụ quản lý chiến lược cho phép bạn hình dung và đánh giá ý tưởng hoặc concept kinh doanh hướng tới. Mô hình này gói gọn tỏng một trang giấy với 9 hộp nội dung đại diện cho chín yếu tố cơ bản của một doanh nghiệp.
Phía bên phải của mô hình tập trung vào khách hàng hoặc thị trường (các yêu tố bên ngoài không nằm trong tầm kiểm soát của doanh nghiệp), phía bên trái sẽ tập trung vào nội bộ doanh nghiệp (các yếu tố bên trogn hầu hết nằm trong tầm kiểm soát của doanh nghiệp). Ở giữa mô hình bạn sẽ có những đề xuất giá trị đại điện cho sự trao đổi giá trị giữa doanh nghiệp và khách hàng của bạn.

Tại sao Mô hình kinh doanh Canvas lại cần thiết?

  • MHKD Canvas cung cấp một cái nhìn tổng quan nhanh về mô hình kinh doanh của doanh nghiệp và loại bỏ các chi tiết không cần thiết so với các kế hoạch kinh doanh truyền thống.
  • Tính trực quan của MHKD Canvas giúp mọi người dễ dàng tham khảo và hiểu hơn.
  • Chỉnh sữa dễ dàng và có thể chia sẻ trực tiếp với nhân viên và các bên liên quan.
  • Có thể áp dụng được cho mọi quy mô doanh nghiệp từ các tập đoàn lớn tới các công ty startup chỉ một vài nhân viên.
  • Mô hình sẽ làm rõ các khía cạnh khác nhau của doanh nghiệp có liên quan với nhau như thế nào.

Các thành phần của Mô hình kinh doanh Canvas

  • Phân khúc khách hàng (Customer Segment – CS)
  • Quan hệ khách hàng (Customer Relationships – CR)
  • Các kênh truyền thông (Channels – CH)
  • Dòng doanh thu (Revenue Streams – RS)
  • Hoạt động chính (Key Activities – KA)
  • Nguồn lực chính (Key Resources – KR)
  • Đối tác chính (Key Partnership – KP)
  • Cơ cấu chi phí (Cost Structure – C$)
  • Mục tiêu giá trị (Value Propositions)

Phân khúc khách hàng

Đây là những nhóm người hoặc tổ chức mà doanh nghiệp của bạn đang hướng tới để bán sản phẩm/dịch vụ của mình.
Phân khúc khách hàng sẽ dựa trên những điểm tương đồng như vị trí địa lý, giới tính, độ tuổi, hành vi, sở thích, …cho phép bạn tùy chỉnh giải pháp của mình để phục vụ nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.
Sau khi phân tích kỹ lưỡng các phân khúc khách hàng của mình, bạn có thể xác định những người bạn muốn phục vụ và bỏ qua những người không trong tiêu chí khách hàng tiềm năng
Có nhiều phân khúc khách hàng khác nhau mà một mô hình kinh doanh có thể nhắm làm mục tiêu:
  • Thị trường đại chúng: tập chung vào toàn bộ dân số nói chung hoặc một nhóm lớn những người có nhu cầu tương tự. Ví dụ: điện thoại
  • Thị trường ngách: tập chung vào một nhóm người cụ thể với những nhu cầu và đặc điểm riêng biệt. Ví dụ: giày thể thao (dành cho người hay vận động, vận động viên).
  • Phân khúc phụ: chỉ cần nhu cầu hơi khác nhau một chút là có thể có các nhóm khách hàng khác nhau trong phân khúc khách hàng chính. Theo đó, bạn có thể tạo các đề xuất, kênh phân phối, …khác nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng của phân khúc này.
  • Đa dạng: bao gồm những khách hàng có nhu cầu rất khác nhau.
  • Thị trường đa diện: bao gồm các phân khúc khách hàng phụ thuộc lẫn nhau. Ví dụ: một công ty thẻ tín dụng phục vụ cho cả chủ thẻ tín dụng cũng như những người bán chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng đó.

Quan hệ khách hàng

Trong mục này, bạn cần thiết lập loại mối quan hệ mà bạn sẽ có với từng phân khúc khách hàng của mình hoặc cách bạn sẽ tương tác với họ trong suốt hành trình của họ với thương hiệu của bạn
  • Hỗ trợ cá nhân: tương tác trực tiếp với khách hàng qua email, gọi điện thoại hoặc các phương tiện khác.
  • Hỗ trợ cá nhân riêng biệt: dịch vụ hỗ trợ cá nhân được cung cấp bởi một người hoặc một nhóm người nhằm hỗ trợ cho một cá nhân khách hàng trong các nhu cầu hàng ngày của họ.
  • Tự phục vụ: cung cấp những gì khách hàng cần để họ tự giải quyết vấn đề của mình.
  • Dịch vụ tự động: bao gồm các quy trình hoặc máy móc tự động giúp khách hàng tự thực hiện dịch vụ
  • Cộng đồng: bao gồm các cộng đồng trực tuyến nơi khách hàng có thể giúp nhau giải quyết các vấn đề của chính họ liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ
  • Đồng sáng tạo: các danh nghiệp cho phép khách hàng tham gia vào việc thiết kế hoặc phát triển sản phẩm. Ví dụ: YouTube đã mang đến cho người dùng cơ hội tự tạo nội dung cho khán giả của mình

Các kênh truyền thông

Khối này sẽ mô tả cách công ty của bạn sẽ giao tiếp và tiếp cận với khách hàng của bạn. Kênh truyền thông là điểm tiếp xúc cho phép khách hàng kết nối với công ty của bạn.
Các kênh đóng vai trò nâng cao nhận thức về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn giữa các khách hàng và cung cấp các đề xuất giá trị của bạn cho họ. Các kênh cũng có thể được sử dụng để cho phép khách hàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ và cung cấp hỗ trợ sau khi mua.
Có hai loại kênh
  • Kênh phân phối trực tiếp: trang web công ty, các trang truyền thông xã hội, bán hàng nội bộ, …
  • Kênh phân phối gián tiếp: các trang web thuộc sở hữu của đối tác, phân phối bán buôn, bán lẻ, …

Dòng doanh thu

Những nguồn doanh thu

Dòng doanh thu là nguồn mà từ đó một công ty tạo ra tiền bằng cách bán sản phẩm hoặc dịch vụ của họ cho khách hàng. Trong khối này, bạn nên mô tả cách bạn sẽ kiếm được doanh thu từ các đề xuất giá trị của mình.
Một luồng doanh thu có thể thuộc một trong các loại hình doanh thu sau:
  • Doanh thu dựa trên giao dịch: được tạo từ những khách hàng thanh toán một lần
  • Doanh thu định kỳ: được thực hiện từ các khoản thanh toán liên tục cho các dịch vụ tiếp sau hoặc dịch vụ sau bán hàng
Một số hoạt động có thể tạo doanh thu:
  • Bán tài sản: bằng cách bán quyền sở hữu sản phẩm cho người mua
  • Phí sử dụng: bằng cách tính phí khách hàng cho việc sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của mình
  • Phí đăng ký: bằng cách tính phí khách hàng muốn sử dụng sản phẩm thường xuyên
  • Cho vay/cho thuê/: khách hàng trả tiền để được độc quyền sử dụng tài sản trong một khoảng thời gian cố định
  • Cấp phép: khách hàng trả tiền để được phép sử dụng tài sản trí tuệ của công ty
  • Phí môi giới: doanh thu được tạo ra bằng cách đóng vai trò trung gian giữa hai hoặc nhiều bên
  • Quảng cáo: tính phí khách hàng sử dụng nền tảng của doanh nghiệp để quảng cáo sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu

Hoạt động chính

Các hoạt động/nhiệm vụ cần hoàn thành để thực hiện mục đích kinh doanh của bạn là gì? Trong phần này, bạn nên liệt kê tất cả các hoạt động chính mà bạn cần làm để mô hình kinh doanh của bạn hoạt động.
Các hoạt động chính này nên tập trung vào việc hoàn thành đề xuất giá trị của nó, tiếp cận các phân khúc khách hàng và duy trì mối quan hệ với khách hàng cũng như tạo ra doanh thu.
Có 3 loại hoạt động chính:
  • Sản xuất: thiết kế, sản xuất và phân phối sản phẩm với số lượng đáng kể và/hoặc chất lượng vượt trội.
  • Giải quyết vấn đề: tìm giải pháp mới cho các vấn đề cá nhân mà khách hàng gặp phải.
  • Nền tảng/mạng lưới : Tạo và duy trì nền tảng. Ví dụ: Microsoft cung cấp một hệ điều hành đáng tin cậy để hỗ trợ các sản phẩm phần mềm của bên thứ ba.

Nguồn lực chính

Đây là nơi bạn liệt kê những nguồn lực chính hoặc đầu vào chính mà bạn cần để thực hiện các hoạt động chính nhằm tạo ra đề xuất giá trị của mình.
Có một số loại nguồn lực chính là:
  • Con người (nhân viên)
  • Tài chính (tiền mặt, hạn mức tín dụng, …)
  • Trí tuệ (thương hiệu, bằng sáng chế, IP, bản quyền)
  • Vật chất (thiết bị, hàng tồn kho, tòa nhà)

Đối tác chính

Các đối tác chính là các công ty hoặc nhà cung cấp bên ngoài sẽ giúp bạn thực hiện các hoạt động chính của mình. Những quan hệ đối tác này được hình thành để giảm thiểu rủi ro thu được các nguồn lực.
Các loại quan hệ đối tác có thể kể đến như:
  • Liên minh chiến lược: quan hệ đối tác giữa những người không phải là đối thủ cạnh tranh
  • Coopetition: quan hệ hợp tác để cùng tạo ra giá trị chung thay vì cạnh tranh trực tiếp
  • Liên doanh: hợp tác cùng đối tác phát triển một doanh nghiệp mới
  • Mối quan hệ giữa người mua và nhà cung cấp: đảm bảo nguồn cung cấp đáng tin cậy

Cơ cấu chi phí

Trong khối này, bạn xác định tất cả các chi phí liên quan đến việc vận hành mô hình kinh doanh của mình.
Bạn sẽ cần tập trung vào việc đánh giá chi phí tạo ra và phân phối các đề xuất giá trị, tạo luồng doanh thu và duy trì mối quan hệ khách hàng. Và điều này sẽ dễ dàng thực hiện hơn khi bạn đã xác định các nguồn lực, hoạt động và đối tác chính của mình.
Các doanh nghiệp có thể định hướng theo chi phí (tập trung vào việc giảm thiểu chi phí bất cứ khi nào có thể) và định hướng theo giá trị (tập trung vào việc cung cấp giá trị tối đa cho khách hàng).

Mục tiêu giá trị

Đây là khối xây dựng nằm ở trung tâm của MHKD Canvas và nó đại diện cho giải pháp độc đáo của bạn (sản phẩm hoặc dịch vụ) cho một vấn đề mà một phân khúc khách hàng gặp phải hoặc tạo ra giá trị cho phân khúc khách hàng đó.
Một đề xuất giá trị phải là duy nhất hoặc phải khác với đề xuất của đối thủ cạnh tranh. Nếu bạn đang cung cấp một sản phẩm mới, nó phải sáng tạo và đột phá. Và nếu bạn đang cung cấp một sản phẩm đã tồn tại trên thị trường, sản phẩm đó phải nổi bật với các tính năng và thuộc tính mới.
Các đề xuất giá trị có thể là định lượng (giá cả và tốc độ dịch vụ) hoặc định tính (trải nghiệm khách hàng hoặc thiết kế).

Ưu điểm của Mô hình kinh doanh Canvas

Tập chung

Tất cả các nội dung liên quan đến mô hình kinh doanh đều được lược bỏ các chi tiết thừa, chỉ thể hiện trên một trang giấy những thông tin quan trọng, người sử dựng sẽ có cái nhìn đầy đủ và tổng quan về hình thái sẩn xuất của doanh nghiệp.

Linh hoạt

MHKD Canvas có thể dễ dàng được chỉnh sửa ngay từ bước lập kế hoạch.

Rõ ràng

Đồng nghiệp sẽ mất ít thời gian để đọc và hiểu kế hoạch kinh doanh của bạn hơn. Họ cũng dễ tiếp nhận tầm nhìn của bạn hơn khi mọi thứ được bày ra trên một trang giấy.

Nhược điểm của Mô hình kinh doanh Canvas

  • Canvas liệt kê khá đầy đủ các yếu tố bên trong DN nhưng lại không đề cập đến những yếu tố bên ngoài. Do đó khi áp dụng Canvas, các DN cần lưu ý sử dungj thêm các mô hình phân tích các yếu tố bên ngoài DN.
  • Mô hình này chưa đề cập đến tầm nhìn, xứ mệnh và mục tiêu chiến lược của công ty, lấy giá trị cung cấp cho khách hàng làm trung tâm, tập trung vào doanh thu, cơ cấu chi phí và lợi nhuận. Do đó mô hình này có hạn chế trong việc áp dụng cho các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức chính quyền.
  • Mô hình chưa đề cập đến yếu tố con người và sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm. Đây là một trong những yếu tố chính sáng tạo ra giá trị cho khách hàng. Hạn chế này có thể dẫn đến việc xác định chưa đầy đủ và chính xác các yếu tố tạo ra giá trị cho khách hàng.
Mega Digital

Mega Digital

Có tất cả về Digital Marketing

Bài viết mới nhất

Đăng ký nhận những thông tin mới nhất từ Megadigital

Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors