Nội dung chính
Fashion Marketing: Một vài kiến thức cơ bản cho người mới bắt đầu

Fashion Marketing: Một vài kiến thức cơ bản cho người mới bắt đầu

Fashion marketing là một lĩnh vực marketing chuyên biệt tập trung vào thúc đẩy hành vi mua sắm các mặt hàng liên quan đến thời trang của khách hàng, bao gồm quần áo, phụ kiện và đồ trang sức. Các marketer thời trang làm việc sẽ làm việc trực tiếp với các nhà thiết kế, người có ảnh hưởng (KOL, KOC), người nổi tiếng và nhà bán lẻ để tạo ra các chiến dịch quảng cáo thu hút đối tượng mục tiêu và gia tăng sự quan tâm đến sản phẩm hoặc thương hiệu.

Fashion Marketing là gì?

Fashion marketing là một chiến lược marketing được ngành công nghiệp thời trang sử dụng để quảng bá sản phẩm và dịch vụ của mình. Các chuyên gia trong ngành sẽ sử dụng vận hành các chiến lược marketing kỹ thuật số được điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu cụ thể của từng khách hàng cũng như các xu hướng luôn luôn thay đổi – một tính chất đặc thù trong ngành thời trang. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể tiếp cận và thu hút khách hàng tiềm nằng, thúc đẩy doanh số bán hàng.
Ngoài ra còn có nhiều chiến lược khác như chiến dịch email, influence marketing hay quảng cáo mạng xã hội. Một marketer thời trang phải luôn cập nhật những xu hướng và tin tức mới nhất về ngành thời trang đề tạo ra một kế hoạch marketing hiệu quả nhằm thu hút khách hàng.

Vai trò của Marketing trong thời trang

Marketing là hoạt động cần thiết cho sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp thời trang nào và có thể tạo ra những tác động trực tiếp đến ngành. Trong lĩnh vực thời trang, marketing chính là cầu nối giữa thương hiệu và khách hàng. Đây là mỗi quan hệ đôi bên cùng có lợi: thương hiệu tạo ra giá trị cho ngươi tiêu dùng (đáp ứng nhu cầu hàng ngày) và nhận lại giá trị từ họ (mua hàng, tạo ra cộng đông khách hàng gắn bó).
Để kết nối đúng với đối tượng khách hàng lý tưởng, một fashion marketer cần có sự thấu hiểu về sản phẩm và thương hiệu, có mắt thẩm mỹ tinh tế, khả năng sáng tạo và triển khai các chiến lược theo kịp các xu hướng thời trang mới nhất, từ đó sử dụng các kỹ năng đó để tạo nên các chiến dịch có lợi thế cho doanh nghiệp.

Các bước cơ bản để tạo nên một chiến dịch Fashion Marketing thành công

Quyết định đúng thị trường mục tiêu

Các fashion marketer cần xác định đúng khách hàng sẽ quan tâm đến sản phẩm của doanh nghiệp. Các chiến dịch nên tập trung vào việc tiếp cận khách hàng phù hợp nhất với nhân khẩu học mục tiêu của thương hiệu và có khả năng phản hồi tích cực với thông điệp của doanh nghiệp.
Để làm được bước này một cách hoàn thiện nhất, các marketer cần phải nắm rõ vị trí của thương hiệu, phân khúc của thị trường, lịch sử và các phong cách thời trang đa dạng. Thông thường, mỗi thương hiệu, mỗi bộ sưu tập được xây dựng trên một định hướng thiết kế/thẩm mỹ đặc trưng. Tìm hiểu sự ra đời và phát triển, đặc trưng của từng phong cách sẽ giúp bạn hiểu khách hàng, xu hướng thị trường và nhanh chóng nắm bắt tinh thần thiết kế của thương hiệu hay bộ sưu tập mà mình sẽ quảng bá sau này.

Tạo USP

Thương hiệu cần xác định USP (unique selling point – đặc điểm độc quyền) của riêng họ. Điều này giúp cho sản phẩm và thương hiệu nổi bật hơn so với đối thủ và tạo ra sắc màu của riêng mình trong một thị trường thời trang vốn đã rất cạnh tranh.

Tạo ra thông điệp ấn tượng

Các marketer cần tạo ra một thông điệp mạnh mẽ và dễ nhớ nhưng vẫn phải đảm bảo truyền đạt chích xác giá trị cốt lõi của thương hiệu. Thông điệp này cần phải đơn giản, dễ hiểu và phù hợp với nhu cầu của khách hàng mục tiêu.

Tận dụng các nền tảng truyền thông xã hội để kết nối với khách hàng mục tiêu

Các thương hiệu thời trang có thể sử dụng các kênh mạng xã hội khác nhau như Facebook, Instagram, TikTok, Youtube, Pinterest, … để kéo gần lại khoảng cách với khách hàng mục tiêu. Bằng cách tương tác với những người theo dõi thương hiệu trên các nền tảng này, các fashion marketer có thể tạo nên một mối quan hệ gần gũi với khách hàng từ đó làm tăng mức độ trung thành của khách hàng và tăng doanh số khách hàng.

Tận dụng các kiến thức từ internet

Trên internet có rất nhiều nguồn kiến thức mà marketer có thể học hỏi như sách điện tử các hội thảo online, khóa học trực tuyến, …để gia tăng thêm lượng kiến thức cá nhân và hiểu biết thêm về các xu hướng thời trang đang thịnh hành trên thế giới.

Luôn cập nhật xu hướng

Các chuyên gia thời trang cần cập nhật các xu hướng và phong cách thời trang mới nhất để tạo các chiến dịch phù hợp và hấp dẫn với khách hàng mục tiêu của họ. Họ cũng nên theo dõi các sản phẩm và dịch vụ mới đang được tung ra thị trường từ đó có thể tận dụng mọi cơ hội làm tăng doanh số bán hàng.

Influencers Marketing

Các marketer cũng có thể hợp tác với những người có ảnh hưởng để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Influencers Marketing là một cách tuyệt vời để tiếp cận với lượng khán giả lớn hơn và nâng cao nhận thức về thương hiệu. Các thương hiệu thời trang nên lựa chọn influencer phù hợp với hình ảnh của thương hiệu và có thể truyền bá thông điệp của thương hiệu một cách hiệu quả một cách hấp dẫn.

Kết luận

Fashion Marketing là một lĩnh vực đòi hỏi sức sáng tạo, kỹ năng quản lý kinh doanh và khả năng nhạy bén với sự thay đổi “chóng mặt” của ngành. Các marketer phải luôn cập nhật những sự thay đổi trong xu hướng thời trang và phát triển các chiến lược marketing linh hoạt trong tương lai.
Với sự kết hợp đúng đắn giữa các kỹ năng trên cùng với sự cộng hưởng của công nghệ kỹ thuật số, các fashion marketer có thể tạo ra các chiến dịch hiệu quả nhằm đưa hình ảnh thương hiệu đến gần hơn với tệp khách hàng, nổi bật trong phân khúc nói riêng và trong toàn ngành thời trang nói chung.
Mega Digital

Mega Digital

Có tất cả về Digital Marketing

Bài viết mới nhất

Đăng ký nhận những thông tin mới nhất từ Megadigital

Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors