Nội dung chính
Dành cho doanh nghiệp B2B – TOP 10 xu hướng thương mại điện tử năm 2023

Dành cho doanh nghiệp B2B – TOP 10 xu hướng thương mại điện tử năm 2023

Theo một nghiên cứu từ McKinsey, hiện nay có tới 65% doanh nghiệp B2B trên thế giới chỉ bán sản phẩm của mình trên các nền tảng trực tuyến. Thực tế có thể thấy rõ rằng, chiến lược thương mại điện tử B2B cũng khác rất nhiều so với thương mại điện tử B2C. Trong khi B2B là các giao dịch liên quan giữa hai doanh nghiệp với nhau thì B2C là mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Để dẫn đầu trong xu hướng luôn không ngừng phát triển này, các doanh nghiệp luôn phải cập nhật tình hình mới nhất về Ecomerce. Trong bài viết này, Mega Digital sẽ điểm qua TOP 10 xu hướng Ecomerce năm 2023 dành cho doanh nghiệp B2B.

Tối ưu hóa cho thiết bị di động

Khách hàng sử dụng smartphone hàng ngày, chính vì vậy các nhà bán lẻ trực tuyến nên thận trọng tối ưu hóa các trang web thương mại điện tử của họ để có thể sử dụng trên thiết bị di động.
Trên thực tế, giá trị của ngành thương mại di động – Mobile Comerce sẽ đạt 620,97 tỷ USD vào năm 2024, nghĩa là 42,9% tổng số giao dịch mua hàng trực tuyến sẽ được thực hiện trên thiết bị di động. Xây dựng trang web với một bản mobile dễ sử dụng và đầy đủ chức năng cũng có nghĩa là làm giảm tỷ lệ thoát, tình trạng giỏ hàng bị “bỏ rơi” sẽ bớt đi đáng kể. Bạn có thể dễ dàng gặp gỡ người tiêu dùng ở bất cứ đâu.

Trải nghiệm mua sắm mới với Social Commerce

Có rất nhiều doanh nghiệp sử dụng các nền tảng mạng xã hội như Instagram, TikTokFacebook và cung cấp cho người tiêu dùng các lựa chọn mua hàng trực tiếp từ các nền tảng đó.
Theo Insider Intelligence, gần 36% người dùng internet ở Mỹ là người mua hàng trên mạng xã hội, tương đương khoảng 90,2 triệu người. Trong một nghiên cứu tương tự của Hubspot, hơn 50% người tiêu dùng được khảo sát cho biết họ đã mua các sản phẩm trực tiệp từ nền tảng mạng xã hội.
Dưới đây là danh sách các nền tảng họ đã sử dụng để thực hiện các giao dịch mua đó:
Chiến lược phát triển kênh thương mại điện tử của Doanh nghiệp nên chú trọng đến mục tiêu tối ưu hóa thương mại mạng xã hội để trở thành người dẫn đầu xu hướng. Ảnh: Hubspot

Cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm trực tuyến

Không ai muốn có một trải nghiệm quảng cáo lặp đi lặp lại một cách rập khuôn, cách làm đó cực kỳ nhàm chán và chung chung. Người tiêu dùng càng ngày càng có xu hướng mua sắm thông minh hơn nên chắc chắn điều đó không hề tác động tốt lên quyết định mua hàng của người tiêu dùng.
Trong một cuộc khảo sát của McKinsey, gần 3.500 người cho biết họ muốn được trải nghiệm các nội dung được cá nhân hóa hơn. Cũng cùng với nội dung đó, khảo sát của Moengage tiết lộ rằng 27% trong số những người được hỏi cho biết họ cảm thấy thất vọng khi nhận được thông điệp về sản phẩm hoặc nội dung không liên quan. Trải nghiệm cá nhân hóa trong mua sắm có thể hiểu đơn giản như cách một trang web thương mại điện tử đề xuất các sản phẩm dựa trên những lần mua hàng trước đó của khách hàng (ví dụ như một bộ dao khi họ vừa chọn đặt một cái thớt vào giỏ hàng).
Trải nghiệm mua hàng online được cá nhân hóa sẽ khiến khách hàng cảm thấy tiện lợi và vui vẻ hơn, từ đó tăng tỷ lệ quay lại mua hàng của họ cũng như giúp doanh nghiệp bán được nhiều hàng hơn.

Bán hàng đa kênh (Omnichannel) giúp tăng trưởng doanh số

Bán hàng đa kênh hiểu một cách đơn giản có nghĩa là mang đến cho khách hàng một trải nghiệm mua sắm “liền mạch”.
Trong chiến lược thương mại điện tử B2B đa kênh, người bán sẽ tập trung vào toàn bộ trải nghiệm mua hàng của khách hàng hơn là trải nghiệm cá nhân của họ trên các kênh khác nhau. Điều quan trọng là bạn phải phân biệt được giữa MultichannelOmnichannel. Khác với Multichannel là bán hàng ở nhiều kênh, mỗi kênh sẽ có cách hoạt động tách biệt nhau thì Omnichannel sử dụng nhiều kênh mang tính đồng bộ để tiếp cận một khách hàng, từ đó tăng tỷ lệ mua hàng cũng như mang lại trải nghiệm mua sắm nhất quán.

Tự động hóa bán hàng

Nếu muốn thực sự vượt trội trong thương mại điện tử B2B, doanh nghiệp cần có các công cụ thương mại điện tử phù hợp, cho dù đó là công cụ đơn giản như xây dựng trang web toàn diện hay phần mềm tạo giỏ hàng.
Các công ty thương mại điện tử B2B tập trung đầu tư vào các công cụ không chỉ giúp việc điều hành cửa hàng trực tuyến trở nên dễ dàng hơn mà còn quan trọng đối với sự phát triển vì khi các tác vụ tốn thời gian được tự động hóa thì doanh nghiệp sẽ có thêm thời gian để tập trung vào việc triển khai các chiến lược khác.
Các công cụ thương mại điện tử có thể kể đến như:
  • Mẫu cửa hàng trực tuyến (Online store hosting): các template có sẵn thuộc đủ các ngành nghề, chỉ cần một cú click chuột là có thể dễ dàng tạo ra một gian hàng mới.
  • Công cụ phân tích: Từ công cụ theo dõi lưu lượng truy cập đến công cụ phân tích SEO, những thông tin này có thể cung cấp thông tin để doanh nghiệp phân tích và đưa ra quyết định kinh doanh.
  • Công cụ vận hành hàng ngày: Điều hành một cửa hàng trực tuyến không phải là nhiệm vụ dễ dàng — các công cụ trợ giúp cho hoạt động hàng ngày giúp quy trình làm việc thông minh hơn, tối ưu hóa việc sử dụng nhân sự, từ đó giải phóng quỹ thời gian của doanh nghiệp và nhân viên.
  • Công cụ tiếp thị: Các chiến dịch tiếp thị và công cụ tạo nội dung giúp đưa doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng mục tiêu.
  • Công cụ hỗ trợ dịch vụ khách hàng: Các công cụ này đảm bảo rằng khách hàng của bạn hài lòng với những trải nghiệm và sản phẩm họ nhận được, cảm thấy nhu cầu của họ được đáp ứng trong mọi giai đoạn mua hàng.

Dữ liệu khám phá sản phẩm sẽ có vai trò quan trọng hơn

Về phía khách hàng B2B, việc tìm kiếm sản phẩm phù hợp không phải lúc nào cũng đơn giản. Khó có thể thu thập thông tin cần thiết để đưa ra quyết định mua hàng trong một thời gian ngắn. Hơn nữa, việc nhập thông tin sản phẩm theo cách thủ công khá tốn thời gian, đặc biệt là trên các kênh mà khách hàng tiềm năng thậm chí sẽ không truy cập.
Với phần mềm quản lý thông tin sản phẩm (PIM), bạn có thể dễ dàng thu thập, quản lý và phân phối thông tin sản phẩm trên nhiều kênh. Bằng cách này, bạn có thể phục vụ các chiến lược bán hàng và tiếp thị thương mại điện tử của mình cho đúng đối tượng, trên đúng kênh, vào đúng thời điểm.

Video is King

Trên các nền tảng xã hội như TikTok và Instagram, video thống trị newsfeed của bạn. Xu hướng này không chỉ dành cho các thương hiệu B2C mà nó cũng áp dụng được cho thương mại điện tử B2B.
Bằng cách kết hợp chiến lược video, doanh nghiệp có thể thu hút sự chú ý của khán giả và cung cấp thông tin quan trọng về sản phẩm, dịch vụ trong các đoạn video có thời lượng không quá dài. Từ năm 2020 đến nay, HubSpot Research liên tục chỉ ra rằng nội dung video (đặc biệt là video dạng ngắn) mang lại ROI cao cho hầu hết các marketer tận dụng nó.

Thương mại điện tử thân thiện với môi trường

Tính bền vững là ưu tiên hàng đầu của các thương hiệu B2B. Các sáng kiến như sử dụng bao bì xanh, vật liệu thân thiện với môi trường và giảm tiêu thụ năng lượng trong sản xuất đều là những cách để gia tăng tính bền vững.
Ví dụ như Công ty TNHH Nước giải khát Coca-Cola Việt Nam (Coca-Cola Việt Nam) chính thức bỏ màng co nhựa trên phẩm nước đóng chai Dasani (dung tích 350ml, 500ml và 1500ml). Đây cũng là một phần thuộc chiến lược toàn cầu mang tên “Vì Một Thế Giới Không Rác Thải” của Coca-Cola, với mục tiêu đến năm 2025, 100% bao bì của công ty có thể tái chế hoàn toàn, và đến năm 2030, các chai và lon sản phẩm của công ty sẽ chứa trung bình 50% nguyên liệu đã qua tái chế

Các doanh nghiệp sẽ chú trọng đầu tư vào Headless Commerce

Về cơ bản, cấu trúc một website sẽ bao gồm:
  • Frontend: Giao diện, hình ảnh, nội dung… mà người dùng nhìn thấy và tương tác mỗi khi truy cập vào website. Phần này được tiếp nhận từ backend.
  • Backend: Những phần hoạt động của website hay app mà người dùng không thể nhìn thấy được. Ví dụ như hệ thống cơ sở dữ liệu, các chức năng tùy biến, code…
Headless Commerce cho phép các doanh nghiệp B2B tách Frontend của trang web ra khỏi Backend (chúng sẽ được liên kết với nhau bằng API), giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng thay đổi và cập nhật chức năng mới mà không cần can thiệp vào giao diện người dùng hoặc các trang CMS. Khác hoàn toàn so với mô hình Monilithic truyền thống. Mô hình Monilithic đòi hỏi doanh nghiệp phải liên tục cập nhật và bảo trì website của mình, cũng như hạn chế trong việc thay đổi cấu trúc do frontend và backend kết nối chặt chẽ với nhau, mỗi sự thay đổi về frontend tức giao diện người dùng đều kéo theo sự thay đổi trong cấu trúc backend và ngược lại.
Headless Commerce giúp chi phí vận hành website của doanh nghiệp giảm đi đáng kể khi không cần can thiệp của đội ngũ kỹ thuật cho phần backend mỗi khi muốn thay đổi giao diện người dùng.

Tìm kiếm giọng nói giúp tăng khả năng tiếp cận sản phẩm

Theo Google, 27% dân số toàn cầu đang sử dụng tìm kiếm bằng giọng nói trên thiết bị di động. Và những người sử dụng cảm thấy rất hài lòng với tính năng này – 72% người sử dụng tìm kiếm bằng giọng nói sử dụng nó hàng ngày. Không chỉ giới hạn ở Alexa và Siri, nó cũng có thể được sử dụng cho thương mại điện tử B2B. Tìm kiếm bằng giọng nói là thao tác thuận tiện và nhanh hơn đáng kể so với cách gõ trên bàn phím truyền thống. Hơn nữa, nó còn được tối ưu hóa cho thiết bị di động, đây sẽ trở thành một xu hướng phát triển mới cho thương mại điện tử B2B nói riêng và toàn ngành thương mại điện tử nói chung.
Theo bạn, trong 10 xu hướng trên thì đâu là xu hướng sẽ có đà phát triển mạnh nhất? Theo dõi Mega Digital để cập nhật các bài viết mới nhất nhé!
Mega Digital

Mega Digital

Có tất cả về Digital Marketing

Bài viết mới nhất

Đăng ký nhận những thông tin mới nhất từ Megadigital

Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors