Nội dung chính
Communication Staff – Chuyện nghề Marketing (#2)

Communication Staff – Chuyện nghề Marketing (#2)

Người đảm nhận vị trí Communication Staff (Nhân viên truyền thông) đóng vai trò chủ chốt trong việc xây dựng và duy trì hình ảnh tích cực của doanh nghiệp/thương hiệu.
Một nhân viên truyền thông làm những công việc gì? Tầm quan trọng của vị trí truyền thông trong Marketing là như thế nào? Cùng Mega Digital tìm hiểu trong Series “Chuyện ngành Marketing” số thứ hai nhé!
Series “Chuyện nghề Marketing” là Series thuộc Mega Digital, chia sẻ về các nhóm nghề nhỏ trong hệ thống ngành Marketing. Series sẽ cùng các bạn tìm hiểu thêm về ngành nghề cũng như hình dung được rõ hơn đầu việc cụ thể của mỗi nghề. Từ đó giúp các bạn định hướng nghề nghiệp nhanh chóng hơn.

Nhân viên truyền thông là gì?

Nhân viên truyền thông là người chịu trách nhiệm cho việc lên ý tưởng, triển khai và quản lý các chiến dịch truyền thông của một công ty hoặc tổ chức. Họ sẽ xây dựng chiến lược truyền thông để gia tăng độ nhận diện và tạo dựng hình ảnh cho doanh nghiệp/thương hiệu trong mắt khách hàng và đối tác.
Ngoài ra, các mối quan hệ với đối tác quan trọng như báo chí, nhà đầu tư, influencer…cũng cần phải được quản lý và nắm bắt để duy trì và quảng bá sản phẩm/thương hiệu.
Ảnh: freepik

Công việc của nhân viên truyền thông

  1. Nghiên cứu thị trường
Để có được những chiến dịch truyền thông sáng tạo, thu hút đúng đối tượng khách hàng mục tiêu thì nhân viên truyền thông phải không ngừng cập nhật tình hình thị trường, bao gồm: thái độ và hành vi của khách hàng, các chiến dịch từ đối thủ cạnh tranh, xu hướng của thế giới,…
Quá trình nghiên cứu thị trường cũng giúp bạn phân tích và đánh giá về hiệu quả của các chiến dịch, từ đó rút kinh nghiệm cho các chiến dịch tiếp theo.
  1. Truyền thông tư vấn, định hướng
Quá trình trước, trong và sau khi triển khai các chiến dịch, bạn phải chú đến thái độ của công chúng đối với doanh nghiệp và thương hiệu, bao gồm cả tích cực và tiêu cực.
Chủ động sắp xếp các cuộc phỏng vấn, gặp mặt của lãnh đạo doanh nghiệp với đối tác và báo chí để thúc đẩy hình ảnh tích cực và giải quyết sự cố tiêu cực (nếu có). Các bài phát biểu, bài trả lời phỏng vấn gián tiếp,…cũng là do nhân viên truyền thông phụ trách.
  1. Giám sát, xây dựng các mối quan hệ với báo chí
Nhân viên truyền thông có nhiệm vụ cung cấp thông tin về doanh nghiệp và sản phẩm cho giới truyền thông, báo chí trước và sau khi sản phẩm được ra mắt. Cần phải chuẩn bị các bản tin, thông cáo báo chí có liên quan để đảm bảo rằng thông tin được kịp thời.
Khi công ty ký kết các hợp đồng quan trọng hoặc cần cải thiện vị trí thị trường của mình, nhân viên có thể phát hành các bài viết để thông báo cho công chúng. Những bài viết này thường liên quan đến các thay đổi quan trọng trong công ty (hội đồng quản trị, báo cáo tài chính mới, nguồn vốn đầu tư mới, các sự kiện lớn như sáp nhập/mua lại…)
Để thành công trong việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với giới truyền thông, nhân viên cần khéo léo trong việc giao tiếp và xây dựng niềm tin. Quan hệ tốt với giới truyền thông có thể cải thiện hình ảnh của doanh nghiệp, từ đó tạo ra cơ hội để phát triển thương hiệu.
Nhân viên truyền thông là người đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo rằng doanh nghiệp luôn có mối quan hệ tốt đẹp với giới truyền thông.
  1. Lên ý tưởng cho các sản phẩm truyền thông
Nhân viên truyền thông là người chịu trách nhiệm về nội dung, hình ảnh của các ấn phẩm, bài viết, bài phát biểu,…để truyền đạt nội dung, thông điệp của sản phẩm tới khách hàng.
Ảnh: Freepik
Cần có một khả năng viết tốt để tạo ra các bài viết, tin tức và tài liệu truyền thông khác cũng như quản lý các kênh truyền thông xã hội của doanh nghiệp (Facebook, Instagram, Youtube,…). Thông tin trên các nền tảng trên phải đảm bảo đồng nhất và phù hợp với mục tiêu, giá trị của doanh nghiệp.

Một số kỹ năng cần thiết trong công việc

  • Kỹ năng viết và giao tiếp: thông tin có được truyền tải rõ ràng, dễ hiểu và thu hút được sự chú ý của khách hàng và đối tác hay không phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng này.
  • Quản lý thời gian: nhân viên truyền thông thường phải làm việc với nhiều mốc thời gian sát nhau và liên tục, vì vậy họ cần có khả năng quản lý và sử dụng thời gian hiệu quả để đảm bảo tiến độ công việc.

  • Kỹ năng định hướng chiến lược: cần hiểu rõ các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp và cách để phát triển thương hiệu.
  • Kỹ năng tư vấn và giải quyết vấn đề: người làm vị trí này thường phải đưa ra các giải pháp cho các vấn đề truyền thông của công ty, họ cần phải có khả năng này để giải quyết các vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả.
  • Khả năng sáng tạo: phối hợp với các bộ phân khác để sáng tạo ra nhiêu ý tưởng mới và thu hút sự chú ý của khách hàng

Học ngành gì để làm chuyên viên truyền thông?

Bạn có thế học các ngành, chuyên ngành như truyền thông đa phương tiện, quan hệ công chúng, báo chí, truyền thông thực thành,…để có thể theo đuổi vị trí chuyên viên truyền thông. Ngoài ra, với những ứng viên học trái ngành nhưng muốn thử sức với công việc này vẫn có thể theo học các khóa kiến thức và nghiệp vụ ngắn hạn được thực hiện và giảng dạy bởi những cá nhân hoặc tổ chức có uy tín.

Kết luận

Một nhân viên truyền thông hiệu quả sẽ giúp cho doanh nghiệp nâng cao giá trị thương hiệu, tạo ra sự chú ý và sự tin tưởng từ khách hàng và đối tác. Điều này giúp tăng doanh số và cải thiện vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.
Công việc của một nhân viên truyền thông đòi hỏi sự tập trung và chăm chỉ, luôn phải liên tục cải thiện và phát triển các kỹ năng vì họ phải có trách nhiệm với hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt công chúng và đối tác. 
Mega Digital

Mega Digital

Có tất cả về Digital Marketing

Bài viết mới nhất

Đăng ký nhận những thông tin mới nhất từ Megadigital

Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors