Nội dung chính
Cạnh tranh về giá và hệ lụy khủng khiếp – P1

Cạnh tranh về giá và hệ lụy khủng khiếp – P1

Gần đây, sự nổi lên của TikTok Shop kéo theo cuộc chiến tàn khốc. Kéo theo đó là việc cạnh tranh về giá, thi nhau giảm giá, nhà nhà giảm giá, người người giảm giá. Bóp nghẹt các shop người chiến thằng sau cùng chắc chỉ còn người sản xuất, tổng kho … Với sự FOMO không hề nhẹ thì dịch vụ và khóa học cũng sẽ lên ngôi. Việc cạnh tranh về giá sẽ có hệ lụy như thế nào?

Ví dụ trong “Xây thương hiệu với 0đ” của Takahashi Katsunori

Để hiểu rõ hơn cạnh tranh về giá, mình sẽ lấy một số ví du trong cuốn Xây thương hiệu với 0đ của Takahashi Katsunori. Phần “Trốn thoát triệt để cuộc cạnh tranh về giá” trang195.

Uniqlo

Uniqlo muốn thoát khỏi hình ảnh thương hiệu giá rẻ trong mắt người tiêu dùng mà trong hai năm liên tiếp 2013,2014, thương hiệu này liên tục tăng giá sản phẩm và do đó đánh mất rất nhiều khách hàng. Đến 2015, lợi nhuận trong nước của Uniqlo đã giảm mạnh. Cuối cùng, đến năm 2016, để lấy lại khách hàng, cty đã phải lựa chọn giảm giá sản phẩm một lần nữa.

McDonald

Đầu những năm 2000, giá một chiếc hamburger của McDonald là 130 yên. Nhưng sau đó hãng đưa ra chiếc dịch giảm nửa giá ngày trong tuần, nên ta có thể ăn một chiếc hamburger với giá 65 yên. Đến năm 2002 chiến dịch này kết thúc, chiến dịch giảm giá này kết thúc. Hamburger của McDonald được bán với giá 80 yên. So với giá thông thường thì 80 yên khá rẻ tuy nhiên người tiêu dùng khi đó lại có ấn tượng về loại đồ ăn 65 yên được đẩy giá lên 80 yên. Nên khách hàng giảm mạnh.

Chính vì thế mà McDonald lại phải giảm giá xuống còn 59 yên.

Đứng ở góc độ thu hẹp hàng tồn kho.

Ở góc độ thu hẹp hàng tồn kho thì việc giảm giá trong thời gian ngắn để thúc đầy tieu thụ là chiến lược hoàn toàn đúng đắn.

Nhưng chiến lược giảm giá toàn bộ sản phẩm là một điều đầy rủi ro.

Khi giảm giá tất cả sản phẩm, số lượng sản phẩm bán ra tại thời điểm đó sẽ tăng cao nhưng:

  • Tạo suy nghĩ săn sale cho khách hàng ( đợi sản phẩm này sale thì mua )
  • Khi hết sale thì doanh số sẽ giảm đột ngột

Hệ lụy của giảm giá không có kế hoạch.

Do tâm lý khách hàng đợi giảm giá để mua nên việc thương hiệu mất quyền chủ động là hoàn toàn bình thường. Khi một thương hiệu đã educate khách hàng qua các kênh truyền thông nhưng một kênh lại giảm giá mạnh. Việc giảm giá này kéo theo cách kênh khách cũng phải giảm. Khách hàng có tâm lý đợi giảm giá thì mua hàng. Lâu dần ảnh hưởng tới khi không có chương trình.

Nguy hiểm hơn là brand thấy sụt giảm nhu cầu thì lại giảm giá để kích cầu. Quanh đi quẩn lại vòng tròn giảm giá dẫn tới khách hàng bị nhờn với thương hiệu đó.

Dẫn tới thương hiệu giảm mạnh giá trị trong mắt khách hàng.

Tiếp theo, cạnh tranh về giá là điều tất yếu. Nhưng điều này sảy ra thường xuyên thì đều ảnh hưởng tới lợi nhuận thực tế của doanh nghiệp. Để đảm bảo lợi nhuận thì sẽ phải giảm chi phí. Mà chi phí có thể giảm được bao gồm:

  • Chi phí sản xuất.
  • Chi phí bao bì.
  • Lương nhân viên…

Mà cắt giảm chi phí sản xuất hay bao bì thì ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm.

Dẫn tới tình trạng sản phẩm giao đến tay khách hàng chất lượng kém hơn ban đầu.

Mà tiền nào của đó, khách hàng phàn nàn chất lượng kém hơn thì lại giảm giá.

Quanh đi quẩn lại thì thương hiệu của bạn mất giá trị hoàn toàn. Suy cho cùng thì khi này bạn cũng giống những bên khác, mất hoàn toàn lợi thế cạnh tranh.

Liên hệ với TikTok Shop hiện nay

Chắc hẳn các bạn đã hình dung được tương lai gần các thương hiệu chạy đua trên TikTok Shop sẽ như nào rồi nhỉ.

Nếu brand chạy đua với doanh số thì lại giảm giá, sale sập sàn … mà khi này không có hoạt động tái định vị brand thì TikTok Shop sẽ giúp bạn educate khách hàng hộ bạn là “tại đây brand này bán hàng sale

Mình không nói đến thương hiệu lớn tầm cỡ thế giới vì ai cũng biết tới họ rồi. Hoạt động định vị thương hiệu diễn ra liên tục. Khác hoàn toàn với các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ ở Việt Nam.

Ở Đông Lào này, việc nhập hàng Trung Quốc rồi bán cũng nhiều. Ngày hôm này bạn bán thì hôm sau chục người bán. Tranh giành miếng bánh thì lại giảm giá, người thắng cuộc vẫn là tổng kho hay nới sản xuất lươn. Vì hiện tại có mô hình liên kết “Ông lo hàng và vận hành – Tôi lo bán” để chia sẻ rủi ro và đẩy nhanh hơn.

Thực tế, mình đã thấy một vài thương hiệu test thị trường triển khai trên TikTokShop 1 tháng. Sau 1 tháng họ rút hoàn toàn khỏi TikTokShop luôn. Chắc hẳn thương hiệu đó đã đo lường được sức khỏe thương hiệu nên mới có quyết định như thế.

Hi vọng, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn góc nhìn về giảm giá và hệ lụy của nó.

Bạn có thể đọc tiếp phần 2 tại đây

Mega Digital

Mega Digital

Có tất cả về Digital Marketing

Bài viết mới nhất

Đăng ký nhận những thông tin mới nhất từ Megadigital

Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors