Nội dung chính
Cách tối ưu nội dung Instagram – Chia sẻ từ Hubspot

Cách tối ưu nội dung Instagram – Chia sẻ từ Hubspot

Năm 2022, Instagram đã chứng kiến sự bùng nổ của các tài khoản có lượng theo dõi cực kỳ lớn và mức độ tương tác của người dùng trên toàn thế giới. Dù có những thay đổi đáng kể trong không gian trực tuyến thời gian gần đây, Instagram vẫn có hơn 1 tỷ người dùng truy cập mỗi tháng và trung bình một người dành ra 2 tiếng rưỡi mỗi ngày để sử dụng ứng dụng.
Theo đánh giá của HubSpot, Instagram là một môi trường tiềm năng cho các marketer tạo mối liên kết với khách hàng và phát triển cộng đồng theo hướng xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, có một thách thức là làm thế nào để đăng lên một nội dung hấp dẫn, sử dụng biểu tượng (emoji), chú thích và hashtag như thế nào để có được hiệu quả nhằm tăng tỷ lệ tương tác và mở rộng phạm vi tiếp cận cho thương hiệu.

Mức độ tương tác trung bình của các khu vực

Người dùng đang có xu hướng tương tác nhiều hơn trên Instagram. Vào năm ngoái, mức độ tương tác toàn cầu là 5.86%, con số này đã tăng lên 6.01% vào năm 2022. Song, so với mức tăng gấp đôi trong giai đoạn 2020-2021 thì mức tăng trưởng này gần như không đáng kể.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người dùng tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APAC) có sở thích thể hiện cảm xúc và chia sẻ quan điểm dưới mỗi bài đăng, tại khu vực Châu Âu và Bắc Mỹ thì lại không như vậy.

Tối ưu nội dung Instagram để thu hút người dùng

Xác định hình thức cho nội dung

Không có gì ngạc nhiên ở đây nếu nói “Video is King” khi nói đến tương tác của người dùng.
Các video có mức độ tương tác đáng kinh ngạc, gấp ba lần so với bài đăng hình ảnh đơn lẻ và nhiều hơn đáng kể so với kiểu ảnh bộ sưu tập (carousel). Công nhận một phần là video có sức hấp dẫn hơn và người dùng thực sự thích nó. Nhưng ngoài ra cũng là do bản thân Instagram đang đẩy mạnh loại hình nội dung là video, đặc biệt là Reels.
Sau video thì định dạng carousel (bộ sưu tập) là loại content phổ biến tiếp theo.
Điều này khá là dễ hiểu đối với hầu hết các marketer. Nội dung càng có tính tương tác và năng động thì càng tốt! Người dùng dành nhiều thời gian hơn để xem video hoặc vuốt qua băng chuyền hơn là chỉ nhìn một hình ảnh đơn lẻ. Điều đó khiến họ có khả năng phản ứng cảm xúc cao hơn. Tức là khi người dùng có thể tiêu thụ nhiều nội dung hơn trong một khoảng thời gian ngắn hơn, như khi xem video hoặc bộ sưu tập hình ảnh (carousel), họ có thể trải nghiệm nhiều góc nhìn và cảm nhận sâu sắc hơn về nội dung đó.
10 tips tận dụng tối đa tiềm năng của video
  • Chú trọng vào tính chân thực, nhưng đừng quên giữ vững giá trị thương hiệu: video nên được xây dựng một cách tự nhiên và chân thực để thu hút chú ý và tạo nên sự kết nối với khán giả. Nhưng bạn đang là người đại diện cho thương hiệu của mình, nên hãy giữ cho video đúng với hình ảnh và giá trị đã có của thương hiệu.
  • Xây dựng kịch bản rõ ràng, có tính linh hoạt: bạn không cần phải quá cứng nhắc với dàn ý đã lên nhưng bạn sẽ tạo ra một video hay hơn nếu ý tưởng được lên từ đầu một cách rõ ràng.
  • Đầu tư cơ bản vào việc setup: không cần đổ quá nhiều tiền vào việc sản xuất video cho Instagram nhưng một vài thiết bị đơn giản như đèn chiếu sáng và tripod sẽ giúp bạn triển khai được lâu dài.
  • “Đu trend” đúng cách: nếu có một điệu nhảy dễ thương hoặc challenge đang được lan truyền, đừng sợ tham gia, miễn là bạn không vượt quá bất kỳ giới hạn chuyên nghiệp nào.
  • Tận dụng các tính năng trong Instagram Live: bạn có biết rằng, có thể gắn thẻ sản phẩm trong Instagram Live để người xem có thể vừa xem live vừa mua sản phẩm luôn? Bạn cũng có thể yêu cầu quyên góp cho các mục đích từ thiện, bật hoặc tắt tính năng nhận xét hoặc cho phép người dùng mua huy hiệu để ủng hộ kênh của bạn.
  • Thỏa sức sáng tạo với sticker và filters: cho dù bạn đang tạo Stories hay Reels, các sticker và bộ lọc luôn khiến nội dung của bạn trở nên thú vị hơn! Bạn thậm chí có thể chọn một vài tùy chọn khác nhau và sử dụng chúng trên tất cả các video của bạn để xây dựng newfeed có tính nhất quán.
  • 3 giây đầu tiên là khoảnh khắc cần tập chung: nếu trong những giây đầu tiên video của bạn không “có vẻ hay ho” thì người dùng sẽ lướt qua nó ngay. Hãy dành phần đa thời gian và năng lượng để tinh chỉnh đoạn đầu tiên trong video.
  • Chú ý vào phân tích dữ liệu: đây là một phần không thể thiếu khi hoạt động trên các nền tảng mạng xã hội, và hoạt động trên Instagram cũng không ngoại lệ. Đừng quên chú đến đến từng hiệu số, cải thiện những gì chưa tốt và tối ưu hóa những gì đã đạt được.
  • Tận dụng tối đa cách ứng dụng chỉnh sửa video: bạn không cần phải trở thành một chuyên gia Adobe mới có thể làm nên một video xuất sắc. Bạn có thể bắt đầu từ những ứng dụng cơ bản như Canva, vừa miễn phí lại đơn giản dễ dùng
  • Đừng suy nghĩ quá nhiều: nhắc lại một lần nữa, video cần tự nhiên và chân thật nhất có thể. Đơn giản nhưng thiết thực sẽ mang lại hiệu quả cao hơn là cầu kỳ nhưng thiếu cảm xúc.

Mối quan hệ giữa độ dài caption và lượng tương tác

Tương tự như năm 2021, năm 2022 cũng ghi nhận được kết quả các bài đăng với chú thích ngắn nhận được lượng tương tác tốt nhất, nhưng vẫn có chỗ đứng cho loại hình kể chuyện dài. Caption có độ dài từ 1-20 ký tự được người dùng ưa chuộng nhất, và càng dài thì lượng tương tác càng giảm. Tuy nhiên, xu hướng này lại có vẻ không đúng với các chú thích siêu dài! Các caption trên 2.000 ký tự lại có lượng tương tác gần như những loại dưới 20 ký tự.
Theo biểu đồ trên, điểm đáng chú ý là các bài đăng không có caption cũng sở hữu tỷ lệ tương tác gần 10% – chỉ xếp sau bài đăng 100-1.000 ký tự. Sự phổ biến của video có thể giúp sức khá nhiều, khi bạn có một video đủ để truyền tải thông điệp của mình, bạn không cần phải có một chú thích dài! Tuy nhiên, đa số người dùng Instagram lại không đi theo khuôn mẫu này! Chỉ có 6% trong số các tài khoản được phân tích viết ít hơn 20 ký tự. Hầu hết là bài đăng trung bình, với khoảng từ 101-1000 ký tự. Tóm lại, bạn có thể giữ caption ngắn gọn và vui nhộn, hoặc chia sẻ từ trái tim mà không kìm nén, nhưng hãy đảm bảo có chút nội dung trong bài đăng của mình

Sử dụng emoji (biểu tượng cảm xúc)

Bài viết sẽ trở nên thú vị khi bạn biết sử dụng emoji trong bài, chỉ đừng quá đà là được! Một bài đăng có khoảng từ 1-10 emoji đã cho thấy mức độ tương tác tăng nhẹ, nhưng xu hướng tăng này sẽ bị chững lại ngay sau cái emoji thứ 11.
Việc sử dụng quá nhiều emoji trong caption có thể khiến nó trông hơi spam hoặc hơi rối. Thực tế, việc sử dụng ít hơn 10 emoji sẽ phù hợp hơn với độ dài caption được ưa chuộng trên Instagram, vì nếu bạn sử dụng quá nhiều, bạn sẽ chỉ còn ít chỗ để viết văn bản. Tuy nhiên, không cần phải cảm thấy bắt buộc phải sử dụng emoji. 40% bài đăng mà Hubspot phân tích không sử dụng bất kỳ emoji nào, và như bạn có thể thấy, sự giảm sút về tương tác là không đáng kể, chỉ hơn 1%.
Hãy coi chú thích của bạn giống như nước sốt kẹo mềm cho món kem vani trong bài đăng của bạn. Nó không phải là điểm thu hút chính, nhưng nó nâng mọi thứ lên một cấp độ hoàn toàn mới!
Bỏ qua các phép ẩn dụ về món tráng miệng, dưới đây là những mẹo để có một caption chất lượng thu hút sự quan tâm của khán giả, khiến họ bấm nút thích, để lại nhận xét và chia sẻ bài đăng của bạn.
  • 125 ký tự đầu của caption đóng vai trò rất quan trọng, giúp người dùng quyết định có nên nhấp vào “Xem thêm” để đọc tiếp hay không. Để cạnh tranh, bạn có 2 lựa chọn: Tạo ra một đoạn mở đầu hấp dẫn đến nỗi người dùng không thể không đọc tiếp, hoặc sử dụng một chú thích ngắn gọn nhưng đầy sức sống giới hạn trong tầm 125 ký tự.
  • Luôn luôn truyền cảm hứng để kích thích hành động trong caption Instagram của bạn. Điều đó có thể là một lời kêu gọi hành động (CTA) đơn giản, khuyến khích người đọc mua hàng. Hoặc bạn hãy thử yêu cầu người đọc đăng ký nhận bản tin của bạn, chia sẻ bài đăng với bạn bè hoặc bày tỏ ý kiến trong phần bình luận!
  • Thay đổi giọng điệu linh hoạt với từng nhóm đối tượng khách hàng và từng nền tảng mạng xã hội. Ví dụ như bạn nên viết những caption thân thiện và dí dỏm hơn trên Instagram chứ không phải là ở LinkedIn.
  • Hãy đưa ra hình ảnh cụ thể của sản phẩm/thương hiệu vào tâm trí của người đọc. Thay vì viết là “Xà bông tắm hương hoa hồng đã được ra mắt” thì bạn có thể viết là “Hương thơm, hoa và ánh nến lung linh – Xà bông tắm của chúng tôi sẽ đưa bạn đến một vườn hồng bí mật”.
  • Ngắt đoạn caption để người dùng dễ theo dõi thông điệp. Marketer có thể cân nhắc sử dụng emojis để chia nhỏ các đoạn.
Để viết được captions hay, điều quan trọng là phải biết bạn đang nói chuyện với ai.
Ví dụ: những người có sở thích nghiên cứu có thể muốn chú thích dài, nhiều thông tin thay vì nội dung dí dỏm và ngắn gọn. Khán giả Gen Z lại có thể thích sự hài hước kỳ quặc hoặc các biểu tượng cảm xúc cụ thể (chẳng hạn như khuôn mặt dở khóc dở cười).

Sử dụng hashtag

Một số người cảm thấy chúng là một chiến lược lỗi thời, không giúp gia tăng lượt tương tác mà còn có thể làm cho nội dung của bạn có vẻ spam. Trên thực tế, chính Instagram đã khuyến nghị người dùng sử dụng không quá 5 hashtag trong một bài viết.
Trong nỗ lực cạnh tranh với TikTok, Instagram đã biến Reels trở thành một phần quan trọng trong chiến lược nội dung của họ. Dữ liệu về hashtag năm nay đã cho chúng ta thấy sức mạnh của loại nội dung này. Các thẻ bắt đầu bằng # liên quan đến Reels là một trong những thẻ thu hút nhất, với các loại như #ReelsTrending, #FunnyVideos và #FunnyReels thống trị top 10.
Người dùng Instagram đã sử dụng ít hashtag hơn một chút trong năm nay – trung bình là 7, so với 8 vào năm 2021. Các bài đăng sử dụng hơn 11 hashtag hoạt động tốt nhất, tiếp theo là những bài đăng sử dụng 4 hashtag.
Marketer thường gặp khó khăn trong việc tìm kiếm hashtag phù hợp và có khả năng tương tác cao. Nếu chọn hashtag quá phổ biến, bài đăng của thương hiệu sẽ chìm giữa biển “spam”; nhưng nếu chọn hashtag quá mới lạ, bài đăng lại khó tiếp cận người dùng.
Do đó, báo cáo khuyến khích marketer sử dụng đa dạng hashtag với mức độ phổ biến khác nhau. Trong đó, các hashtag có từ 10.000-200.000 bài đăng liên quan sẽ mang lại tương tác tốt nhất. Một bài đăng nên có 5 loại hashtag cơ bản sau:
  • Vị trí (Location): #London, #Vietnam…
  • Thương hiệu (Branded): #AbsolutVodka, #GotMilk, #NikeByYou…
  • Lĩnh vực kinh doanh hoặc thị trường ngách (Niche or industry): #HomeCooks, #MakeupLovers, #AviationGeek…
  • Các nhóm cộng đồng (Communities and fandoms): #Arianators, #LakersNation…
  • Mô tả (Descriptive): #Eyeshadow, #KitchenDesign, #FallTrends…
Nếu bạn muốn thu hút sự chú ý hơn nữa, việc tag người dùng khác là một cách tuyệt vời để đạt được điều đó. Tag nhiều người sẽ giúp bạn có nhiều tương tác hơn. Điều này là hợp lý vì bài đăng của bạn sẽ xuất hiện trên trang cá nhân của họ. Đây là lý do tại sao việc hợp tác, cho dù là với các thương hiệu khác hoặc các nhân vật có ảnh hưởng trong lĩnh vực là một chiến lược rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, thương hiệu không nên gắn thẻ đại trà mà chỉ nên đề cập đến đối tác, influencer…
Một công cụ hữu ích khi thương hiệu muốn tiếp cận người dùng ở một địa điểm cụ thể hoặc mở rộng phạm vi hoạt động sang khu vực khác chính là geotag. Geotag đặc biệt cần thiết cho các cửa hàng bán lẻ, doanh nghiệp F&B…

Thời gian đăng bài

Tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, thời điểm đăng bài lúc 8 giờ tối vẫn là thời gian tốt nhất. Nội dung được chia sẻ vào thời điểm này đạt tỷ lệ tương tác là 12,8%, cao hơn 7% so với lượng tương tác thấp nhất là 5,8% lúc 5 giờ sáng.
Tuy nhiên, bạn cũng có nhiều lựa chọn khác ngoài việc đăng bài vào buổi tối. Buổi trưa cũng là thời gian thích hợp ở khu vực này, với tương tác lên đến 10,3% vào lúc 12 giờ trưa.
Mức độ tương tác trong tuần tại APAC có vẻ khá khác so với các khu vực khác. Trong khi người dùng tại Bắc Mỹ duy trì mức độ tương tác như nhau trong suốt cả tuần, tại UK và Ireland tập trung vào 2 ngày cuối tuần thì người dùng tại APAC lại có mức độ tương tác cao nhất vào thứ Ba với 11,54%. Theo sau là thứ Bảy với tỷ lệ 10,03%. Như vậy, marketer khu vực APAC có thể chia sẻ những nội dung quan trọng vào thứ Ba, hoặc ít nhất là ưu tiên xếp lịch bài đăng vào thứ Ba và thứ Bảy.
Hy vọng rằng những kết luận cơ bản trên đây sẽ cung cấp cho các marketer những hướng đi chính xác và chiến lược hiệu quả để tăng cường sự hiện diện của thương hiệu trên nền tảng Instagram trong thời gian tới. Bằng cách áp dụng các chiến thuật và phương pháp phù hợp, các marketer có thể tạo ra những nội dung đặc sắc, thu hút và tương tác với người dùng một cách tốt nhất, đồng thời nâng cao độ nhận diện và giá trị thương hiệu.

Xem thêm: Experiential Marketing: Định nghĩa, ví dụ và ý tưởng

Source: 2023 Instagram Engagement Report – Hubspot

Mega Digital

Mega Digital

Có tất cả về Digital Marketing

Bài viết mới nhất

Đăng ký nhận những thông tin mới nhất từ Megadigital

Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors