Trong thế giới digital hiện nay, nội dung là một yếu tố quan trọng để thu hút và giữ khách hàng. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố cần xem xét để tạo ra nội dung hiệu quả. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn cách tăng hiệu quả content bằng cách tạo ra nội dung bằng cách sử dụng ngôn ngữ tương tác và tạo ra nội dung đa dạng.
Làm sao để để content hiệu quả hơn là bài viết được tổng hợp từ cuốn sách Hiệu ứng chim mồi. Các bạn có thể xem review của mình tại đây.
Hiệu ứng mỏ neo.
Sử dụng thông tin không liên quan để neo tư duy.
Vì tâm trí con người thường bị neo ở thông tin đầu tiên. Từ đó ra quyết định trong vô thức.
Ví dụ: Nếu bạn giống như phần lớn trong số 90.000.000 dân Việt Nam, bạn sẽ rất thích kinh doanh. Làm kinh doanh mà không biết về Marketing là một thiếu sót cực kỳ lớn …
Nhấn mạnh giá tổng trước khi giảm giá.
Đừng nói “Cái này 100 ngàn, miễn phí giao hàng nha” hãy nói là “Cái này tổng 120 ngàn nhưng hiện được ưu đãi miễn phí vận chuyển nên còn 100 ngàn thôi anh nhé”
Hiệu ứng hào quang
Sử dụng sản phẩm/tính năng đại diện để “nâng tầm” toàn bộ dòng sản phẩm
Do con người thường bị ảnh hưởng bởi ấn tượng tổng quan khi đánh giá mọi thứ (cụ thể là sản phẩm). Nên bạn có thể đưa sản phẩm tốt nhất của bạn lên làm đại diện.
Trong Marketing, ta thường gọi các sản phẩm đi đầu này là soái hạm (flagship). Dùng sản phẩm tốt nhất để đẩy toàn bộ thương hiệu để tăng tính nhận diện của thương hiệu trong đầu khách hàng. Có thể áp dụng thêm ám thị.
Tham gia một số giải thưởng hoặc chứng nhận để tỏa hòa quang cho cả cty.
Hiệu ứng chân lý ảo tưởng
Con người thường sẽ tin một thông tin nào đó là đúng chỉ đơn giản vì họ tiếp xúc với thông tin đó nhiều hơn.
Nói cách khác, nếu mỗi ngày bạn nghe đi nghe lại một thông tin nào đó mà bạn chưa kiểm chứng hoặc không có cơ hội kiểm chứng. Bạn có xu hướng tin rằng thông tin này là đúng hơn là một thông tin bạn mới nghe.
Sử dụng nhiều người để nhắc đi nhắc lại một thông điệp
Seeding trên mạng xã hội.
Sử dụng KOLs, KOCs để nói đi nói lại thông điệp đó…
Sử dụng nhiều kênh khác nhau để nhắc đi nhắc lại một thông điệp
Khách hàng ở mọi nơi, nghiệm vụ của bạn là khách hàng ở đâu, ở đó có thông điệp của mình. Đây là một cách làm tăng hiệu quả content khá dễ thấy.
Tư duy phi logic
Con người thường nghĩ mình tư duy logic, nhưng thực ra chẳng logic chút nào.
Con người về vô thức chỉ tiếp nhận (nhanh nhất) ý tưởng khẳng định chứ không tiếp nhận ý tưởng phủ định.
Tránh dùng từ “không”
Ví dụ, khi bạn bán áo nếu bạn nói ” Áo này vải xịn, không sợ nóng” thì tư duy khách hàng có thể thay đổi như sau:
– Trước: Mua không ta? Hay mua thử nhỉ.
– Sau: Mua không ta? Nóng à? Ờ có khi là vải nóng. Nó nói vậy chắc gì không nóng.
Khi này nên neo vào đầu khách hàng từ “mát” chứ không phải sợ nóng.
Nói chung, đừng viết quá nhiều ý tưởng để thuyết phục. Càng thuyết phục khách hàng càng phải suy nghĩ. Mà nghĩ nhiều thì rủi ro không đặt hàng sẽ ra tăng.
Quy luật 100
Khi áp dụng với chương trình giảm giá thì
- Niêm yết chính sách giảm giá dưới dạng % nếu giá sản phẩm nhỏ hơn 100 nghìn, 1 triệu, 100 triệu…
- Niêm yết chính sách giảm giá dưới dạng tiền cụ thể nếu giá sản phẩm lớn hơn 100 nghìn, 1 triệu, 100 triệu…
Làm như vậy để khách hành dễ tính toán con số giá thành nhất, từ đó khiến quyết định của khách hàng được đưa ra nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Nguồn: Blog Giáp Đức Thắng – Xem tại đây
Xem thêm: Cách nâng cao hình ảnh sản phẩm trong mắt khách hàng