Có rất nhiều cách để nâng cao hình ảnh sản phẩm trong mắt khách hàng. Trong bài này mình sẽ giới thiệu cách đơn giản mình hay áp dụng.
Concept thống nhất
Luôn để sản phẩm của mình đi kèm với một sản phẩm cao cấp hơn, sang trọng hơn…tóm lại là ở level cao hơn.
Ví dụ: Sản phẩm của bạn là mỹ phẩm thì trong concept của ảnh, video, tư liệu truyền thông, tư liệu marketing thì sản phẩm của bạn luôn đi kèm với dòng sản phẩm cao cấp hơn. Cụ thể là đi kèm với Dior, Channel, Vercase, Hermès hoặc các sản phẩm nổi tiếng.
Tuyệt đối không đi kèm với các dòng sản phẩm rẻ tiền định vị thấp hơn mình.
Tuyệt đối không so sánh với các dòng sản phẩm rẻ tiền định vị thấp.
Vì khi bạn so sánh hay đi kèm với các sản phẩm đó thì vô hình sản phẩm của bạn bị kéo xuống bằng với các sản phẩm đó. Sản phẩm chất lượng uy tín trong mắt người dùng sẽ không cần đi so sánh. Hãy để việc so sánh này dành cho người dùng trải nghiệm, brand đừng làm điều này nhé!
Hãy thống nhất rằng sản phẩm của mình định vị ngang với những sản phẩm cao cấp kia. Khi bạn suy nghĩ và hành động như thế thì khách hàng mới biết tới thông điệp của bạn.
Keyword
Thống nhất keywork cho sản phẩm tại mọi nền tảng, mọi thông điệp, mọi nội dung. Việc thống nhất keywork này lâu dần sẽ gây ám thị tới khách hàng.
Giống như một sản phẩm tuyên bố là “đầu tiên dành cho…“ lâu dần khách hàng sẽ nhớ tới bạn thông qua từ khóa đầu tiên
Hoặc “dành cho…“ với hậu tố sau từ dành cho, nếu khách hàng của bạn đang ở đây, lâu dần họ sẽ nhớ sản phẩm gì dành cho mình.
Những keyword trên sẽ kích hoạt 3 trạng thái của khách hàng:
- (1) À! trên thị trường có sản phẩm này.
- (2) À! trên thị trường có sản phẩm này có thể mình sẽ cần.
- (3) À! trên thị trường có sản phẩm này phù hợp với nhu cầu của mình.
Việc ám thị qua keyword sẽ giúp sản phẩm đọng lại trong đầu khách hàng ở giai đoạn 1 và 2. Khi khách hàng phát sinh nhu cầu thì (1) và (2) sẽ được kích hoạt dựa trên việc đã ám thị vào đầu khách hàng, khi đó (3) sẽ là đề xuất đầu tiên nảy ra trong đầu khách hàng. Đây là một các nâng cao hình ảnh sản phẩm khá phổ biến.
Ví dụ thực tế
Với thương hiệu Keychron. Mình lựa chọn Keyword là:
“Keychron – bàn phím cơ dành cho công việc” và “Keychron – Bàn phím tốt nhất dành cho MacOS”
Đối tượng được nhắc đến là người dùng làm việc và người dùng sử dụng Macbook. Sản phẩm nhấn mạnh là Keychron
Concept dựa theo keywork bao giờ cũng là bàn phím keychron đi liền với Macbook, xuất hiện tại góc làm việc, mọi nơi và khả năng di động cao.
Việc định vị trong đầu khách hàng quan trọng hơn là những review bên ngoài do bên mình thực hiện theo vòng tròn trải nghiệm.
Đây là ví dụ, đến SAMSUNG Vietnam khi ra mắt màn hình dành cho công việc cũng đã lựa chọn tới sự xuất hiện của Macbook và đi với Macbook thì không thể không có Keychron. Các bạn đừng thắc mắc tại sao SAMSUNG làm điều này vì đơn giản là đang muốn thu hút những người dùng Macbook mua màn hình rời của SAMSUNG thôi. Hãy nhớ rằng đến cả màn hình của iPhone cũng là do SAMSUNG sản xuất nha. Bán được là có tiền thôi.
Định vị sẽ thắng nếu keyword được găm vào đầu người ra quyết định.
À giới thiệu thêm, mình là người trực tiếp triển khai kế hoạch Marketing và truyền thông cho Keychron. Keychron hiện tại là thương hiệu do SiliconZ phân phối tại Việt Nam. Còn mình là Co-Founder của SiliconZ.
Nguồn: Blog Giáp Đức Thắng – Xem tại đây