Nội dung chính
7 loại chiến dịch marketing có mức tương tác cao nhất

7 loại chiến dịch marketing có mức tương tác cao nhất

Trên thực tế, có quá nhiều doanh nghiệp sa đà vào cái bẫy của markeing campaign khi mà xây dựng các chương trình khuyến mãi một cách ngẫu nhiên và tràn lan, không có mục tiêu hay chiến lược cụ thể. Nếu bạn cảm thấy quá khó khăn, không biết nên quảng cáo gì và sản xuất những nội dung gì tiếp theo, Mega Digital có thể giúp bạn.
Bài viết này tổng hợp lại 8 chiến dịch marketing được các chuyên gia áp dụng nhiều nhất cùng với ví dụ cụ thể cho từng loại chiến dịch đã đạt được đến bước thành công cuối cùng.

Marketing Campaign là gì?

Marketing campaign (chiến dịch marketing) là một hoạt động thúc đẩy quảng cáo hoặc các ý tưởng được thực hiện bởi một thương hiệu, thường gắn liền với một mục tiêu kinh doanh tổng thể. Các chiến dịch bao gồm việc quảng bá nội dung và tạo ra các sản phẩm có tính sang tạo (ví dụ như bài quảng cáo, video, hình ảnh, bài đăng trên blog, …) trên các kênh marketing khác nhau (ví dụ như mạng xã hội, email, quảng cáo ngoài trời, …)
Một số mục đích chính của một chiến dịch marketing:
  • Gia tăng nhận thức về thương hiệu
  • Ra mắt sản phẩm/dịch vụ mới
  • Cải thiện trải nghiệm khách hàng
  • Thúc đẩy doanh số bán hàng, tăng doanh thu
  • Làm tăng giá trị trọn đời của khác hàng (CLTV)
Ngày nay, các chiến dịch marketing không còn là sân chơi riêng của các “ông lớn” nữa. Với sự phát triển phong phúc của các công cụ kỹ thuật số và các kênh marketing với chi phí thấp như mạng xã hội và email, các doanh nghiệp ở mọi quy mô và hình thức đều có thể biến mọi ý tưởng của họ thành hiện thực.
Lưu ý rằng, mỗi chiến dịch bao gồm nhiều phần. Ví dụ như, discount và sale không phải là một chiến dịch nhưng chúng có thể là một phần của chiến dịch doanh thu. Tương tự, các bài đăng trên mạng xã hội và các hashtag không phải là chiến dịch đơn lẻ mà là một phần của chiến dịch truyền thông xã hội.

Điểm chung của các chiến dịch marketing thành công

  • Đúng thời điểm: một chiến dịch sẽ không thể kéo dài mãi. Thông thường sẽ mất từ 2-3 tháng để lên kế hoạch cho một chiến dịch một cách nghiêm túc. Thời gian chạy chiến dịch tùy thuộc vào tính chất của chương trình bạn muốn chạy. Ví dụ, chiến dịch marketing cho Black Friday là một chiến dịch ngắn hạn, trong khi chiến dịch dành cho hashtag trên mạng xã hội là một chiến dịch dài hạn.
  • Dữ liệu đo lường được: dữ liệu hiệu suất chiến dịch cho biết liệu chiến dịch đó có thành công hay không dựa trên mục tiêu mà bạn đặt ra từ đầu.
  • Tính độc đáo: đây là một trong những yêu tố mang tính quyết định. Ý tưởng của một chiến dịch marketing phải được tạo ra dựa trên những gì mà khách hàng mục tiêu muốn. Rõ ràng là bạn không nên lặp lại các chiến dịch mà bạn đã từng chạy trước đây hoặc làm giống các doanh nghiệp khác.

8 ý tưởng chiến dịch marketing mà bạn có thể áp dụng

Dưới đây là 8 ý tưởng hấp dẫn mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn áp dụng, chỉ cần thêm một chút sáng tạo thôi nè

Mang tin tức đến cho khách hàng bằng education

Các chiến dịch giáo dục là điểm khởi đầu vững chắc giúp thúc đẩy doanh số bán hàng và nâng cao nhận thức về thương hiệu với khách hàng mới cũng như khách hàng hiện tại.
Việc tạo các tài nguyên như video hướng dẫn, bài đăng trên blog và tung ra bản demo sản phẩm cho phép bạn vừa hướng dẫn, giới thiệu về sản phẩm cũng như vừa bán sản phẩm cho khán giả của mình.
Ví dụ: Ruroc đã kết hợp một chiến dịch video hướng dẫn với việc ra mắt Atlas 3.0 của họ. Với một loạt video hướng dẫn và bài đăng trên mạng xã hội, khách hàng có thể thấy sản phẩm đang hoạt động và cũng hiểu được các tính năng và lợi ích chính của sản phẩm.

Xây dựng một chương trình giới thiệu

Một chiến dịch marketing lâu dài rất phù hợp cho các thương hiệu thương mại điện tử là tạo ra một chương trình giới thiệu. Đó là một cách tuyệt vời để quảng bá sản phẩm bằng cách sử dụng các trải nghiệm tốt từ khách hàng trước của bạn.
Việc cung cấp mã giảm giá, sản phẩm thử và các phần thưởng miễn phí cho khách hàng đã từng mua và sử dụng sản phẩm sẽ là động lực để họ giới thiệu khách hàng mới đến với bạn.
Đối với các nhà bán lẻ lớn hơn, bạn có thể tiến xa hơn với một chương trình ủng hộ thương hiệu toàn diện, khuyến khích khách hàng trung thành thường xuyên quảng bá sản phẩm của bạn.

Kết nối với những người có ảnh hưởng để nâng cao nhận thức về thương hiệu

Mặc dù influencer marketing đang là trào lưu được quan tâm nhất hiện nay, nhưng vẫn có một số thương hiệu vẫn còn do dự khi tham gia vào hình thức marketing này.
Tuy nhiên, với sự phát triển của các influencer vừa và nhỏ cùng với sự phổ biến của các nền tảng mạng xã hội (dễ dàng kết nối người dùng với những nhà sáng tạo nội dung mà họ yêu thích) thì việc kết nối với các influencer có khả năng tiếp cận được tệp khách hàng mà bạn mong muốn sẽ trở nên dễ dàng hơn với mức chi phí “dễ thở” hơn bao giờ hết.

Tạo sự chú ý với một cuộc thi hoặc giveaway

Giveaway và các cuộc thi là 2 trong những chiến dịch marketing trên social media phổ biến nhất.
Ưu điểm của 2 hình thức trên là chúng có thời hạn hoặc lịch trình được tích hợp sẵn. Khi các doanh nghiệp tiến hành triển khai chiến dịch, chiến dịch đó sẽ được tập trung tuyệt đối cho đến ngày kết thúc.
Tuy nhiên, chỉ riêng việc tặng quà thôi là chưa đủ hấp dẫn, các cuộc thi được xây dựng tốt cần phải có yêu cầu rõ ràng các hành động tương tác của những người tham gia, bao gồm như:
  • Follow
  • @tag bạn bè
  • Quảng báo #hashtag
  • Sáng tạo nội dung

Thu hút thêm khách hàng mua sắm bằng các chương trình vào ngày lễ

Trên thực tế, không phải tất cả các ý tưởng marketing đều phải “làm mới” liên tục.
Ví dụ như, các ngày lễ lớn như Lễ Tạ Ơn, Black Friday hay Giáng Sinh là những ngày lễ đã ăn sâu vào tiềm thức của khách hàng, từ cách phối màu sắc cho đến thời gian triển khai đều đã trở nên rất quen thuộc và thậm chí còn phổ biến hơn trong thời đại kỹ thuật số phát triển. Vì vậy, đối với những chiến dịch vào các ngày như này, doanh nghiệp không cần quá để tâm vào việc “liệu khách hàng có trở nên nhàm chán với những nội dung như vậy không”.

Quảng bá cho lần ra mắt tiếp theo

Nếu bạn chuẩn bị tung ra một sản phẩm hoặc dịch vụ mới, thì việc kích thích sự tò mò và háo hức của khách hàng bằng một chiến dịch marketing là điều cần làm.
Một số ý tưởng đơn giản để hỗ trợ cho việc đẩy mạnh và tăng doanh số bán hàng:
  • Sử dụng video ra mắt chất lượng cao (ví dụ như Apple đã giới thiệu việc cho ra mắt màu Iphone 14 mới)
  • Thúc đẩy các đơn đặt hàng trước qua email và social media
  • Đặt đồng hồ đếm ngược trên trang web của bạn để kích thích quá trình chờ đợi

Chiến dịch từ sự hài lòng của khách hàng

Lan tỏa sự hài lòng của khách hàng đã từng trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ của bạn sẽ giúp doanh nghiệp tăng khả năng tiếp cận và giữ chân khách hàng hiện có, đồng thời thu hút khách hàng mới thông qua đánh giá và trải nghiệm tích cực từ khách hàng cũ.
Các hoạt động tiêu biểu trong chiến dịch này có thể kể đến như:
  • Yêu cầu và tổng hợp đánh giá từ khách hàng
  • Quảng bá những đánh giá tích cực từ khách hàng qua mạng xã hội và email
  • Thu thập các trường hợp khách hàng thành công (cases studies) và tuyên truyền chúng để thuyết phục khách hàng mới
  • Tặng quà khách hàng hoặc tổ chức các chương trình giảm giá cho khách hàng thân thiết để cảm ơn họ vì đã sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp

3 ví dụ về chiến dịch marketing để khơi nguồn cảm hứng

#SpotifyWrapped (chiến dịch UGC/hashtag)

#SpotifyWrapped của Spotify đã gây bão trên mạng xã hội trong vài năm qua, là đại diện cho một trong những chiến dịch marketing tốt nhất trong thời gian gần đây.
Một chiến dịch UGC và hashtag kết hợp, Spotify khuyến khích người dùng chia sẻ các nghệ sĩ và bản nhạc được nghe nhiều nhất của họ vào tháng 12 hàng năm. Việc mang đến cho người dùng trang thông tin được cá nhân hóa trong một đinhj dạng thân thiện và dễ dàng chia sẻ đã tạo ra làn sóng cho hàng triệu lượt chia sẻ và tương tác trên mạng xã hội.

Headspace (chiến dịch quảng cáo trả tiền trên Facebook)

Facebook không thiếu những câu chuyện quảng cáo thành công từ các thương hiệu chạy quảng cáo trả phí.
Ví dụ đơn giản nhưng hiệu quả này đến từ Headspace với chiến dịch quảng cáo video đầy màu sắc.
Quảng cáo dưới dạng hoạt hình không chỉ giữ được tiếng nói của thương hiệu mà còn giới thiệu sản phẩm một cách dễ chịu và sâu sắc thông qua văn bản và âm thanh êm dịu.
Kết quả cuối cùng là một danh sách ấn tượng về nhận thức, thu hồi và tương tác. Chiến dịch của Headspace nhấn mạnh rằng các chiến dịch không cần phải mang tính đột phá hoặc phức tạp để đạt được hiệu quả. Điều này nói lên giá trị của việc hiểu rõ đối tượng mục tiêu và khai thác khả năng sáng tạo của bạn.

Gymshrak (Black Friday và chiến dịch ra mắt sản phẩm)

Nổi tiếng vì hiếm khi tham gia vào cách cuộc đua chạy doanh số, chiến dịch Black Friday năm 2018 của Gymshark đã tiếp cận hơn 16 triệu người, một con số đáng kinh ngạc, trên Instagram và đạt tỷ lệ hoàn vốn 6,6:1 trên chi tiêu quảng cáo của họ.
Thật điên rồ đúng không!? Thương hiệu này đã tận dụng tiếng vang bằng cách khơi gọi sự tò mò từ khách hàng và tung ra một bộ đồ mới phù hợp.
Điều này cho thấy tầm quan trọng của cả việc xây dựng thương hiệu và tạo dựng kế hoạch marketing. Tạo ra sự chú ý xung quanh chiến dịch của bạn là rất quan trọng.

Tóm lại

Bất kể bạn đang kinh doanh sản phẩm, dịch vụ nào, bạn cũng cần thường xuyên lên ý tưởng cho các chiến dịch marketing mới. Ngoài ra bạn cũng cần hiểu các phương pháp tối ưu nhất để hiện thực hóa các chiến dịch của mình.
Mega Digital

Mega Digital

Có tất cả về Digital Marketing

Bài viết mới nhất

Đăng ký nhận những thông tin mới nhất từ Megadigital

Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors